Starbucks - 6 Bí quyết phát triển chuỗi - NINB Group

Có mặt tại 63 quốc gia với 21.000 cửa hàng, một con số huyền thoại mơ ước đối với bất kỳ nhà bán lẻ nào, Starbucks không chỉ trở thành biểu tượng của nước Mỹ, mà còn là biểu tượng cho khát vọng thương hiệu của những người kinh doanh trên toàn thế giới. Từ một cửa hàng bán cà phê rang xay, bí quyết nào làm nên tượng đài Starbucks hôm nay?
Có mặt tại 63 quốc gia với 21.000 cửa hàng, một con số huyền thoại mơ ước đối với bất kỳ nhà bán lẻ nào, Starbucks không chỉ trở thành biểu tượng của nước Mỹ, mà còn là biểu tượng cho khát vọng thương hiệu của những người kinh doanh trên toàn thế giới. Từ một cửa hàng bán cà phê rang xay, bí quyết nào làm nên tượng đài Starbucks hôm nay?

Starbucks, ceoStarbucks, bài học kinh doanh, cà phê

CEO Starbucks Howard Schultz.

1. Dấn thân cho ý tưởng

Bạn có bao giờ nảy ra một ý tưởng xuất chúng – một ý tưởng khiến bạn phát mê lên – thế rồi đổi lại những người có khả năng biến nó thành sự thật lại bảo bạn rằng, ý tưởng của bạn chẳng phải thứ đáng đeo đuổi?

Đó là điều xảy ra khi Howard Schultz, khi còn là một giám đốc marketing, mang ý tưởng mở cửa hàng phục vụ cà phê espresso từ Ý về, lúc ấy Starbucks chỉ là một nhà bán lẻ cà phê rang xay – chứ không phải là một quán cà phê hay nhà hàng.

Howard từng tâm sự "Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ mang lại một tri thức có giá trị thật sự lớn lao, thứ tri thức có thể làm nền tảng cho cả một ngành kinh doanh mới và thay đổi cách uống cà phê của người Mỹ. Tuy nhiên trong mắt các sếp, tôi chỉ là một gã giám đốc marketing dư thừa năng lượng".

Quá trình chinh phục thị trường của Starbucks đã chứng minh rằng, chính những người theo đuổi con đường vắng bóng người đi mới sáng tạo ra ngành công nghiệp mới, phát minh ra sản phẩm mới, xây nên các doanh nghiệp trường tồn và truyền cảm hứng cho những người xung quanh vươn lên tầm cao kỳ vĩ của thành công.

Một bí quyết là, trong quá trình xây dựng một thương hiệu bán lẻ, bạn phải tạo ra nhận thức và thu hút sự chú ý của khách hàng. Bạn phải thật hợp thời. Bạn cần những người định hướng được ý kiến tiếp nhận các sản phẩm của bạn. Bạn cần có khách hàng hay đối tác có mối liên kết chặt chẽ với hoạt động văn hoá, hay là một biểu tượng nào đó của phong cách sống để có thể tạo ra một xu hướng tiêu dùng mới, cho dù cách này không dễ dàng lắm.

Tầm nhìn rộng lớn cũng là một yếu tố then chốt trong xây dựng thương hiệu. Khi mở cửa hàng đầu tiên ở Los Angeles, mục tiêu hàng đầu của Starbucks là trở thành thương hiệu được Hollywood lựa chọn. Và Starbucks đã làm được điều đó.

Starbucks, bài học kinh doanh, cà phê

Cửa hàng Starbucks đầu tiên tại Seattle.

2. Không được sai lầm khi lựa chọn vị trí

Địa điểm xây dựng cửa hàng tốt thường ngày càng đắt đỏ. Trong năm năm đầu tiên, đích thân Howard Schultz và các thành viên trong ban giám đốc đi xem xét và thông qua từng địa điểm một. Họ đánh giá tất cả các chi tiết của từng địa điểm tiềm năng nổi bật, nằm ở các toà nhà văn phòng trung tâm hoặc các khu đô thị ven đô đông dân cư, gần siêu thị. Mỗi khu vực, họ điều tra kỹ lưỡng đặc điểm sinh hoạt, đi lại, ước tính thu nhập của khách hàng tiềm năng.

Bạn cần làm việc càng nhiều càng tốt các nhà môi giới bất động sản trong vùng để tìm ra một đối tác có uy tín, chuyên môn và am hiểu địa phương làm tư vấn thân cận cho mình và hãy cùng họ đi thị sát địa điểm. Quy trình chọn mặt bằng tốn rất nhiều thời gian nhưng phải như thế để tránh bất cứ sai lầm có thể nào.

"Rốt cuộc tôi đi đến kết luận rằng, việc chọn địa điểm và xây dựng cửa hàng là nhiệm vụ quá quan trọng nên nó không thể nằm ngoài khuôn khổ văn phòng CEO được", Howard chia sẻ trong một cuốn sách của ông.

Tại Starbucks, họ có một đội ngũ chuyên xây dựng mô hình về nhân khẩu học, tìm hiểu về vị trí đặt cửa hàng. Trong 1000 cửa hàng đầu tiên đã khai trương, Starbucks chỉ đóng cửa hai địa điểm vì đánh giá sai. Ít nhà bán lẻ nào có thể phá được kỷ lục đó.

Hãy ghi nhớ rằng, trước khi thương hiệu của bạn lan toả rộng hơn, nó phải được yêu thích bởi khách hàng trong vòng bán kính 500 mét. Chọn đúng địa điểm có nghĩa là chọn được khu vực có nhiều khách hàng tiềm năng mục tiêu.

biểu đồ tăng trưởng của Starbucks

Biểu đồ tăng trưởng cửa hàng của Starbucks. Nguồn: Statista

3. Phương pháp khai trương cửa hàng độc đáo

Sẽ là sai lầm khi bạn tự tin rằng mình đã phát minh ra một công thức kỳ diệu đến mức mặc định rằng khách hàng rồi sẽ xếp hàng lũ lượt kéo đến. Từ kinh nghiệm Starbucks, chúng ta học được rằng không thể cứ mở cửa hàng rồi mặc nhiên khách hàng sẽ đến. Họ luôn có bí quyết tạo được sự hứng khởi và đón đợi trong những thành phố họ dự định xuất quân.

CEO Starbucks tiết lộ: "Chúng tôi luôn tìm cách có thể khiến mọi người kháo nhau về Starbucks vào ngày chúng tôi khai trương cửa hàng đầu tiên tại khu vực họ sinh sống. Mỗi thị trường chúng tôi học thêm một kỹ thuật mới và sau này chúng tôi phát triển nên một phương pháp toàn diện".

Tại mỗi thị trường, Starbucks tuyển một công ty quan hệ công chúng địa phương để giúp họ hiểu rõ di sản văn hoá khu vực. Cùng lúc đó, đội sáng tạo sẽ thiết kế hình ảnh thể hiện cá tính của mỗi thành phố, sử dụng các hình ảnh trên các loại cốc dành cho những người mua mang đi, áo thun, và thiệp mời gửi đối tác khách hàng tạo tình cảm cho cộng đồng địa phương.

Trước mỗi lần khai trương, Starbucks đều lên danh sách những người có thể đóng vai trò "đại sứ" địa phương. Họ bắt đầu bằng cách hỏi các đối tác của mình xem có bạn bè hay người thân nào ở thành phố đó hay không, nếu có mời họ đến sự kiện tiền khai trương hay Lễ khai trương. Họ gửi khách mời phiếu đồ uống miễn phí kèm theo mảnh giấy ghi : "Hãy chia sẻ Starbucks với một người bạn". Họ cũng tổ chức dùng thử cho các phóng viên địa phương hay các nhà phê bình ẩm thực... và cho phép họ mời bạn bè thân thiết. Cuối cùng khi lễ khai trương chính thức được tổ chức, đã thu hút hàng nghìn người đến tham dự.

Khi trở thành những khách hàng hài lòng, họ chính là sức mạnh của chiến lược quảng cáo truyền miệng. Mỗi cửa hàng họ đều tạo ra những hiệu ứng như vậy.

Bí quyết chúng ta cần hiểu rõ là "con đường truyền miệng có sức mạnh lớn hơn quảng cáo thông thường rất nhiều, do đó, hãy chuẩn bị một câu chuyện hay".

4. Chính sách nhân sự là cốt lõi

Có một nghịch lý kỳ lạ, trong khi các ngành bán lẻ và kinh doanh chuỗi nhà hàng phụ thuộc sống còn vào dịch vụ khách hàng , nhân viên của họ nằm trong số được trả lương thấp nhất và ít phúc lợi nhất nếu đem so với bất kỳ ngành nào khác. Những người này không chỉ là trái tim và tâm hồn mà còn là diện mạo công ty trưng ra trước công chúng . Mỗi đồng doanh thu kiếm được đều từ tay họ. Giám đốc công ty, các quản lý cửa hàng luôn được khuyến khích để ngày càng cứng rắn hơn với bản lương nhân sự, rồi để trở nên gọn nhẹ và bủn xỉn đến mức có thể.

Starbucks đã đi theo hướng ngược lại: Thay vì cắt giảm họ tìm cách tăng chúng lên.

Starbucks gọi nhân viên của mình là đối tác, họ dành ra ít nhất 20 tiếng đào tạo cho mỗi nhân viên bán lẻ. Họ trợ cấp 75% chi phí y tế, mỗi nhân viên chỉ phải trả 25% bao gồm cả nhân viên bán thời gian. Ngoài ra tất cả nhân viên đều được quyền mua cổ phiếu với mệnh giá tốt nhất.

"Nếu hạn đối xử với nhân viên của mình như các bánh răng có thể thay thế được trong một cổ máy, họ sẽ nhìn bạn với thái độ y như thế" Howard viết trong cuốn Onward.

Rốt cuộc bạn không thể phát triển và giành được trái tim khách hàng nếu không có sự cống hiến hết mình của các nhân viên công ty. Trong kinh doanh, niềm đam mê xuất phát từ tinh thần người chủ, niềm tin và lòng trung thành của nhân sự được xây dựng trên chính sách và văn hóa của công ty. Nếu ta xem nhẹ điều này, các nhân viên sẽ coi việc họ làm như bất kỳ công việc nào khác.

Bí quyết cốt lõi, niềm đam mê và sự cống hiến hết mình của nhân viên là lợi thế cạnh tranh số một của một chuỗi cửa hàng. Nếu để mất điều này, bạn sẽ thua cuộc.

5. Xây dựng nền móng và tầm nhìn bán lẻ

CEO Starbucks

Howard Behar - người "gia cố" nền móng bán lẻ cho Starbucks

Bạn không thể xây nên cao ốc chọc trời hàng trăm tầng trên nền móng vốn chỉ dành cho một căn nhà hai tầng. Bạn phải xây dựng hạ tầng. Có một sai lầm chung mà rất nhiều doanh nhân thường mắc phải. Họ sở hữu ý tưởng, và họ có đam mê muốn theo đuổi nó. Nhưng họ không thể sở hữu các kỹ năng vận hành hệ thống cần thiết thành hiện thực và phát triển.

Hơn bất cứ ngành nghề nào khác, bán lẻ theo chuỗi cần có trình độ chuyên môn, có hệ thống quy trình để vận hành hiệu quả. Để làm được điều này bạn cần phải có một khoản đầu tư lớn. Đặc biệt trong thời gian đầu khi số lượng cửa hàng chưa nhiều, hiệu quả kinh doanh vẫn chưa có lãi thì việc thuyết phục các cổ đông tăng mức đầu tư vào cơ sở hạ tầng có lẽ là điều khó nhất.

Năm đầu tiên Starbucks mở cửa hàng, họ lỗ 330.000 đô la. Năm tiếp theo tổn thất tăng hơn gấp đôi, lên tới 764.000 đô la. Năm thứ 4 họ đã lỗ 1,2 triệu đô la với quy mô 28 cửa hàng. Chính lúc này Howard quyết định đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống quản trị, tuyển dụng Howard Behar người có kinh nghiệm bán lẻ bậc thầy về điều hành, để rồi Starbucks IPO vào năm 1992 với quy mô 1000 cửa hàng toàn nước Mỹ.

Nếu không có sự lãng mạn và tầm nhìn xa, doanh nghiệp sẽ thiếu mất tâm hồn và tinh thần để tạo động lực cho nhân viên mình đạt được kỳ tích. Nhưng nhiều người có tầm nhìn xa vẫn thất bại trên cương vị lãnh đạo vì thiếu quy trình và hệ thống, kỷ luật và hiệu quả. Để thành công, mỗi doanh nghiệp phải cân bằng được hai sức mạnh này. Điều đó đòi hỏi những người lãnh đạo phải hiểu được tầm nhìn và biết cách đặt cơ sở hạ tầng cần thiết vào đúng chỗ để biến tầm nhìn đó thành hiện thực.

Bạn nên ghi nhớ rằng, một công ty thành công không thể chỉ gói gọn mình trong các ý tưởng thú vị.

6. Quản lý sự cân bằng giữa tăng trưởng và chất lượng

Trong mô hình kinh doanh theo chuỗi, doanh nghiệp chỉ đạt được lợi nhuận khi tăng trưởng đến quy mô cửa hàng cần thiết. Nếu cổ đông là các nhà đầu tư mạo hiểm, thì áp lực tăng trưởng càng lớn, và dĩ nhiên tăng trưởng là thước đo của hầu hết các nhà bán lẻ, các công ty kinh doanh cà phê hay nhà hàng. Tuy nhiên, tăng trưởng luôn có hai mặt của nó.

Trong một cuộc phỏng vấn với công ty tư vấn Mckinsey, Howard Schultz cho rằng trong những năm 2007, 2008 tăng trưởng trở thành một "chất gây ung thư" ở Starbucks.

Ông cho biết "Khi bạn nhìn vào sự tăng trưởng coi đó như là một chiến lược, nó trở nên quyến rũ và gây nghiện. Tuy nhiên, tăng trưởng không nên – không là một chiến lược, nó là một chiến thuật. Bài học đầu tiên tôi đã học được trong những năm qua là tăng trưởng và thành công có thể bao hàm rất nhiều sai lầm. Chúng tôi sẽ mắc nhiều lỗi hơn. Nhưng chúng tôi đã rút ra được một bài học đắt giá. Và khi chúng tôi định hướng cho công ty phát triển, nó sẽ phát triển một cách có kỷ luật, tăng trưởng lợi nhuận theo lẽ phải - một kiểu tăng trưởng khác".

Điều quan trọng là khi tăng trưởng, bạn phải duy trì được sự kiểm soát, tính nhất quán của quy trình cũng như hoàn toàn không ảnh hưởng đến dịch vụ với khách hàng, nếu không số lượng cửa hàng đóng cửa ngày càng tăng. Bạn phải có kỷ luật để đảm bảo được chất lượng.

Vân Anh (Tổng hơp)

Nhuongquyenvietnam.com

Samsung và màn vượt cạn trong năm 2015 - NINB Group

Trải qua 1 năm thăng trầm, hết bị Apple đe nẹp ở phần khúc cao cấp, giờ lại tới cả Xiaomi - gã nhà giàu hợm hĩnh cai quản phân khúc giá rẻ, chắc chắn, tâm trạng của Samsung sẽ chẳng thể dễ chịu hơn. Có thể nói, dù vẫn đang chiếm trọn ngôi vương trong làng di động Android, tuy nhiên, trong năm 2015 này, cách mà Samsung đón chào năm mới có vẻ khác với mọi năm.
Trải qua 1 năm thăng trầm, hết bị Apple đe nẹp ở phần khúc cao cấp, giờ lại tới cả Xiaomi - gã nhà giàu hợm hĩnh cai quản phân khúc giá rẻ, chắc chắn, tâm trạng của Samsung sẽ chẳng thể dễ chịu hơn. Có thể nói, dù vẫn đang chiếm trọn ngôi vương trong làng di động Android, tuy nhiên, trong năm 2015 này, cách mà Samsung đón chào năm mới có vẻ khác với mọi năm.

Không còn màu mè, không còn oai phong như trước, Samsung của năm 2015 mang trong mình đầy những thương tích và sự thất vọng.

Minh chứng là theo báo cáo tài chính gần đây của hãng sản xuất Hàn Quốc, lợi nhuận của Samsung trong Q4/2014 vừa qua đã sụt giảm 1 cách chóng mặt. Cụ thể, trong khoảng thời gian từ tháng 10 tới tháng 12, lợi nhuận của nhà sản xuất Hàn Quốc ước tính đạt 5,2 nghìn tỷ won (tương đương 4,7 tỷ USD). Tuy nhiên, nếu so cùng kì năm ngoái, lợi nhuận của Samsung đã giảm khoảng 37,4% - mức sụt giảm tương đối nghiêm trọng.

Tất nhiên, bên cạnh đó, hãng vẫn còn những điểm sáng trong ngày đầu năm như: vượt mặt Apple ngay trên đất Mỹ, nhanh chóng thay đổi theo xu hướng Internet of Things đầy tiềm năng. Thế nhưng, chỉ vậy thôi vẫn chưa thể giúp "con rồng" châu Á trở lại thời hoàng kim trước đây. Vậy trong năm 2015 này, hãng cần làm những gì để cải thiện tình hình trên và liệu màn "vượt cạn" này có thành công?ss6

ss

Thay vì siêu phẩm, Samsung cần "siêu siêu phẩm"

Nhìn từ trên xuống dưới, Samsung luôn là kẻ dẫn đầu trong mảng thiết bị di động Android từ smartphone cho tới tablet. Và cũng vì thế, hãng luôn được coi là cây cổ thụ trong làng di động thế giới. Thế nhưng, thực tại mà ai cũng nhìn thấy chính là "cây cổ thụ" ngày nào giờ đã mục rũa ngay từ bên trong. Điều đầu tiên mà hãng cần làm chính là cải thiện ngay những thiết bị được coi là "siêu phẩm" của mình.

Như chiếc Galaxy S5 được ra mắt vào khoảng giữa năm 2014, máy mang trong mình cấu hình cực khủng, màn hình lớn, vi xử lý mạnh mẽ, camera tốt. Đáng lẽ, đây sẽ là 1 sản phẩm thành công trong năm vừa qua, tuy nhiên, trái lại với những kì vọng của giới công nghệ, máy vấp phải sự chỉ trích từ chính những tín đồ của mình bởi thiết kế "vỏ nhựa hoa văn đục lỗ".

Hoặc như chiếc Galaxy Note Edge - một phiên bản của siêu phẩm Note 4 với màn hình cong 1 bên cạnh. Những tưởng đây sẽ là 1 sản phẩm đột phá và tạo được tiếng vang cho nhà sản xuất Hàn Quốc. Thế nhưng, đáng tiếc, máy chỉ được đánh giá cao về mặt ý tưởng, còn về tính hiệu quả, dường như Note Edge vẫn chưa thực sự hữu ích với người dùng. Chưa kể, thời lượng pin của máy không hề tương xứng với cấu hình quái vật bên trong.

Tựu chung lại, thay vì sáng tạo "quá lố" hoặc quá tiêu cực trong việc "bảo vệ" nét truyền thống, nhà sản xuất Hàn Quốc cần đặt mình vào chính người dùng - những tín đồ công nghệ trung thành của hãng. Một sản phẩm tốt không nhất thiết phải là 1 chiếc điện thoại "dị" mà đơn giản chỉ cần đảm bảo 3 yếu tố: tốt - bắt mắt - giá phù hợp.

Thay vì nghĩ về thiết kế nhựa truyền thống, hàng cần đắp thêm nhiều kim loại cho những sản phẩm của mình, tương tự điều mà phần lớn các nhà sản xuất hiện nay đang áp dụng. Đặc biệt, Samsung hãy bớt tham lam 1 chút về mặt giá bán, đổi lại, sẽ có thêm nhiều tín đồ tìm đến với hãng bởi mức giá phải chăng hơn. Hoặc chí ít, hãy trang bị cho những sản phẩm trong tương lai những tính năng thực sự hữu ích thay vì "cưỡi ngựa xem hoa".

Thậm chí, những tên tuổi vốn chỉ được biết đến với dòng máy giá rẻ và tầm trung như Asus, cũng có thể tung ra chiếc ZenFone 2 sở hữu RAM 4G. Do đó, Samsung cần thôi nghĩ về cuộc đua cấu hình, thay vì tìm cách đưa 5GB RAM lên chiếc siêu phẩm kế tiếp. Bởi thực tế, 1 siêu phẩm không nhất thiết phải thực sự khủng mà đơn giản là nó phù hợp và phải chăng với túi tiền của người dùng.

Màn hình cong liệu có tiếp tục cong nữa?

Gần nhất sẽ là sự ra đời của chiếc Galaxy S6 , nhiều khả năng, đây sẽ là 1 thử thách lớn với Samsung. Bởi trước đó, từng có những tin đồn cho rằng Samsung sẽ tiếp tục cho ra 1 siêu phẩm với màn cong, nhưng sẽ là 2 cạnh cong. Và nếu đây là sự thật, hệ quả mà nhà sản xuất Hàn Quốc nhận được sẽ khôn lường.

Quay trở lại với câu chuyện Galaxy Note Edge, nói không ngoa thì chiếc viền màn hình cong là 1 sự "thừa thãi tài nguyên" đáng lên án trên sản phẩm này. Nếu bạn nhìn vào chiếc phablet này, cảm giác ban đầu là cực kì thích thú bởi đây là 1 sản phẩm tốt về cả phần cứng lẫn hiệu năng. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra, nếu ai đó thuận tay trái thay vì tay phải thì chiếc viền cong sẽ để làm gì?

ss3Do đó, ý tưởng về Galaxy S6 với 2 viền đều cong đã ra đời, tuy nhiên, trở lại câu hỏi cũ, viền cong có thực sự hữu ích. Bởi nếu chỉ đơn giản là xem giờ, hiển thị ngày tháng hay cao siêu hơn là thể hiện phong cách cá nhân như viết tên mình lên chiếc viền đó, thì tốt nhất, Samsung nên dừng ngay lại ý tưởng này khi sản phẩm còn trong trứng nước.

Bởi sự thật là trong khi việc dung hòa giữa cái mới và cái cũ đã khó, giờ Samsung lại quyết định cho ra 1 "flagship" hoàn toàn mới và biết đâu, sẽ lại có hàng loạt "gạch đá" dành cho hãng. Thậm chí, như tại CES 2015 , đối thủ đồng hương là LG cũng đã hé lộ về 1 chiếc smartphone màn hình cong cả 2 cạnh. Do đó, nếu S6 đi sau và tiếp tục sử dụng thiết kế này thì chắc hẳn làng công nghệ sẽ được dịp cười hả hê với nhà sản xuất Hàn Quốc.

Tóm lại, thay vì bị ám ảnh bởi viền màn hình cong, Samsung cần suy nghĩ vượt qua những giới hạn của 1 chiếc smartphone hoặc ít nhất là tạo ra 1 thiết kế tiện dụng và thực sự hữu ích. Minh chứng là như Xiaomi, đối thủ tiềm năng của hãng trong năm 2015, thay vì sáng tạo ra những thiết kế mới, ông lớn của Trung Quốc lại chịu khó góp nhặt cái hay, cái đẹp của làng di động thế giới.

Nói vậy không có nghĩa Samsung phải tự mình đi "sao chép" để rồi mang tội mang tình, mà nói vậy để thấy, hãng cần tạo sự khác biệt nhưng không phải điều gì quá xa lạ. Cấu hình tốt, trải nghiệm tốt là 1 chuyện, nhưng để người dùng thấy 1 sản phẩm đẹp trong mắt mình lại càng khó hơn.

Fan Samsung muốn 1 chiếc smartwatch mặt tròn, tại sao không?

Ngoài smartphone nói chung và các siêu phẩm hiện nay, smartwatch cũng là 1 vấn đề đáng quan tâm với các tín đồ công nghệ. Bởi lẽ, sau 1 năm nghiên cứu và phát triển, giờ đây, các thiết bị đeo đã ngày càng tiện dụng và đáp ứng ngày càng nhiều những nhu cầu thực tế của người dùng. Thay vì chỉ hiển thị giờ hoặc thông báo của smartphone, các smartwatch thế hệ mới đã được tích hợp rất nhiều những tính năng mới.

Như tại sự kiện CES 2015, có những sản phẩm gây ấn tượng với người dùng bằng thiết kế cổ điển - tương tự như những chiếc đồng hồ cơ thông thường, có chiếc lại giúp người dùng tập luyện thể thao trong khi có những sản phẩm lại giúp nhận biết cảm xúc, hoặc theo dõi chế độ người dùng và thậm chí là cả nghe/gọi độc lập trên smartwatch.

Tất nhiên, đây sẽ là những tính năng đáng cân nhắc dành cho thiết bị đeo thế hệ kế tiếp của Samsung. Thế nhưng, bên cạnh phần hiệu năng, câu hỏi mà hầu hết các tín đồ của nhà sản xuất Hàn Quốc có thể đặt ra chính là: "Tại sao tôi không thể có được 1 chiếc smartwatch mặt tròn tương tự các thương hiệu khác? Tôi chỉ thích Samsung nhưng tôi lại chết mê một thiết bị đeo như Moto 360 thì sao?"

ss6
Không thể phủ nhận, mỗi dòng sản phẩm đều cần có 1 thiết kế riêng biệt tạo nên sự đặc trưng cho sản phẩm đó và Samsung Gear Series không phải là 1 ngoại lệ. Thế nhưng, hãng cần nhìn vào bài học của chiếc Galaxy S5 - trung thành với thiết kế vỏ nhựa và đã phải chịu đắng cay. Vậy tại sao, hãng không thể 1 lần chịu chiều lòng người dùng để cho ra 1 sản phẩm mặt tròn như kì vọng?

Bởi xét cho cùng, ngoài Pepple, Samsung Gear là 1 trong số ít những sản phẩm thuộc dòng các thiết bị đeo bán chạy nhất tính cho tới thời điểm hiện tại. Và hãy thử tưởng tượng, điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày nào đó, các tín đồ công nghệ sẽ đổ xô đi sắm những chiếc smartwatch có thiết kế đẹp như Moto 360 và mang thương hiệu Samsung?

Tạm kết

Trải qua 1 năm thăng trầm, hết bị Apple đe nẹp ở phần khúc cao cấp với iPhone 6/6 Plus, giờ lại tới cả Xiaomi - gã nhà giàu hợm hĩnh cai quản phân khúc giá rẻ, chắc chắn, tâm trạng của nhà sản xuất Hàn Quốc sẽ chẳng thể nào dễ chịu hơn. Thế nhưng, nếu biết lắng nghe người dùng và chấp nhận thay đổi, Samsung sẽ lấy lại ngôi vương của mình trong năm 2015 này. Dù sao, chúng ta hãy cùng chờ xem, đâu sẽ là những bước đi của "ông vua Android"..

Theo Yến Thanh


Trí thức trẻ

Đối thủ của tivi truyền thống - NINB Group

Với sự phát triển của Internet, nhiều khán giả không còn thường xuyên ngồi trước màn ảnh nhỏ chờ đợi xem các chương trình truyền hình nữa. Với một chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng, họ có thể xem bất cứ chương trình gì mình thích..
Với sự phát triển của Internet, nhiều khán giả không còn thường xuyên ngồi trước màn ảnh nhỏ chờ đợi xem các chương trình truyền hình nữa. Với một chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng, họ có thể xem bất cứ chương trình gì mình thích..

truyền hình

Hơn ba năm trở lại đây, chị Nguyễn Thị Hà, 39 tuổi, công nhân viên làm việc tại Khu công nghiệp Tân Tạo (TP.HCM), không xem truyền hình.

Chị chia sẻ: "Buổi tối tôi dành thời gian đi chơi với bạn bè, người thân. Còn phim, các chương trình trên truyền hình lúc nào rảnh tôi coi trên Internet. Một lý do nữa khiến tôi cảm thấy ngán khi xem truyền hình là quảng cáo đưa vào chương trình quá nhiều. Xem trên Internet nếu có quảng cáo, tôi chỉ cần bấm qua là xong".

Còn bà Năm (Q.Tân Bình, TP.HCM) dù đã bước vào tuổi 70 nhưng thỉnh thoảng nhờ con cháu mở máy tính xách tay để xem phim Việt online. Bà cười: "Xem một lèo mấy tập luôn cho đã. Xem truyền hình cứ phải chờ từng tập. Sốt ruột!". Đó cũng là xu hướng chung của khán giả hiện nay.
 truyền hình
Xu thế tất yếu

"Các kênh truyền hình đừng nhìn nhau, cạnh tranh nhau làm gì vì đối thủ tiềm tàng của chúng ta chính là online" - Ông TRẦN BÌNH MINH (tổng giám đốc VTV)
Trong thời buổi công nghệ mới hiện nay, khi một chương trình nào "hot" vừa phát sóng trên truyền hình thì ngay lập tức trên YouTube, các website giải trí... đã ngập tràn video clip phát lại.

Các chương trình như Ơn giời cậu đây rồi luôn đạt đến con số 3-4 triệu lượt người xem/tập trên trang YouTube...

Một đơn vị sản xuất phim sitcom 5s online trên VTV đã tự hào tuyên bố các chương trình do họ sản xuất sau khi phát sóng truyền hình đã đạt gần 50 triệu lượt xem trên trang YouTube.

Rõ ràng khán giả đang dần dịch chuyển thói quen xem truyền hình truyền thống sang xem bằng thiết bị truyền thông mới. Ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, chỉ cần một cú nhấn chuột là có thể xem thỏa thích nhiều thứ.

Theo khảo sát gần đây của Kantar Media VN, tổng kết năm 2013 và quý 3-2014 cho thấy số lượng người dân tiếp cận với thông tin, giải trí qua Internet, các phương tiện đa màn hình (multi screening) như laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh đã chiếm từ 50% đến trên 90% hằng ngày.

Những con số trên tuy chỉ là khảo sát và thống kê lấy mẫu số chung từ một đơn vị chuyên đo lường tỉ suất khán giả nhưng cũng đã chỉ ra một xu thế tất yếu của thế giới chứ không riêng gì VN.

truyền hình

Anh Hồ Mạnh Hùng - nhân viên giao nhận hàng của một cửa hàng điện thoại trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.1, TP.HCM) - cho biết công việc không cho phép anh xem các chương trình trên sóng truyền hình nên với những chương trình yêu thích, anh tìm coi lại trên Internet - Ảnh: Thuận Thắng

Online - mối lo lớn nhất của truyền hình

Nếu để đo tính hiệu quả đầu tư chi phí quảng cáo thì online đang tỏ rõ ưu thế khi tiếp cận khán giả trong thời đại kỷ nguyên "đa màn hình".

Một chuyên gia lâu năm trong ngành truyền thông cho biết trước đây khi lập kế hoạch quảng cáo cho khách hàng thì thường tỉ lệ chia ngân sách là 80-90% cho truyền hình, 5% cho báo chí, 5% cho radio.

Hiện nay, tỉ trọng này đã có sự dịch chuyển với xu thế lên ngôi của online, ngân sách sẽ dành ra ít nhất 10-20% cho online, bao gồm quảng cáo banner, quảng cáo từ khóa, quảng cáo trên Facebook, diễn đàn... hay tạo ra các cuộc thi trên mạng xã hội để thu hút khách hàng vào bình luận, nhấn "like", chia sẻ... Như vậy, tivi truyền thống sẽ "đụng" một đối thủ rất nặng ký dù không nổi đình nổi đám bằng truyền hình.

Theo công bố cuối năm 2014 từ Kantar Media, việc đo lường tỉ suất khán giả (rating) giải trí truyền hình bằng các phương tiện "di động" như điện thoại, máy tính bảng, laptop sẽ được công ty đưa vào theo lộ trình từ năm 2015 để làm cơ sở đánh giá hiệu quả chi phí quảng cáo.

Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông mới được nhiều người ví von như một cơn lốc khiến các đài truyền hình hiện nay không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải biết "giữ mình" để không bị cơn lốc ấy cuốn đi. Bà Phương Thủy - chủ tịch Công ty Dream

Field Studio - cho biết: "Trong dòng dịch chuyển này, các đài truyền hình dĩ nhiên sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt về doanh thu quảng cáo bởi sẽ có một lượng quảng cáo lớn đổ vào các trang mạng truyền thông mới. Bên cạnh đó, giá quảng cáo trên trang web và mobile ads (quảng cáo trên mobile) hiện nay khá rẻ, trong khi quảng cáo trên truyền hình lại đắt, khách hàng quảng cáo dĩ nhiên chọn cách thức quảng cáo có lợi đối với họ".

Một thực tế là dù số lượng các format truyền hình mới du nhập về VN ngày càng nhiều và đa dạng, kéo theo bảng giá quảng cáo một số khung giờ vàng trên các kênh truyền hình lớn như VTV3, HTV7... tăng mạnh (như Ơn giời cậu đây rồi phát sóng trên VTV3 lên đến 350 triệu đồng/lần 30 giây) nhưng doanh thu của truyền hình vẫn không tăng, thậm chí còn giảm nhẹ vì xu hướng chuyển dịch sang quảng cáo online, với lợi thế giá rẻ và tiếp cận đúng đối tượng mua hàng.

Trong hội nghị khách hàng cuối năm 2014 do Đài truyền hình VN tổ chức, ông Trần Bình Minh - tổng giám đốc VTV - phát biểu: "Các kênh truyền hình đừng nhìn nhau, cạnh tranh nhau làm gì vì đối thủ tiềm tàng của chúng ta chính là online. Các hình thức quảng cáo đa dạng trên online mới chính là mối lo lớn nhất của những người làm truyền hình".

truyền hình
Nguồn: Kantar Media VN

Doanh thu quảng cáo từ truyền hình chiếm trên 90%

Theo một dữ liệu thống kê và khảo sát gần đây từ Kantar Media VN, trong 12 tháng qua có 26% dân số thành thị và 15% dân số nông thôn từ 15-54 tuổi xem nội dung tivi qua các thiết bị không phải là tivi.

Khoảng cách này đang thu hẹp dần, bởi tỉ lệ người dân ở nông thôn (chiếm 68% dân số) sử dụng điện thoại di động đang tiến gần hơn với người thành thị (nông thôn: 87%, thành thị: 93%).

Cũng theo Kantar Media VN, doanh thu toàn ngành quảng cáo tại VN (tính gộp tất cả các loại hình quảng cáo: truyền hình, báo chí, radio, bảng biển...) tăng trưởng đều hằng năm trên 30%. Dự kiến năm 2014 có thể đạt trên 33.000 tỉ đồng. Trong đó, doanh thu từ quảng cáo truyền hình luôn chiếm tỉ trọng trên 90% doanh thu toàn ngành.


A.THƯ/Tuổi Trẻ

Mark Zuckerberg: Hãy đọc sách để 'cai nghiện' MXH - NINB Group

Mark Zuckerberg cho biết, trong năm 2015 này, mỗi tuần anh sẽ đọc 1 cuốn sách với mong muốn sẽ học hỏi thêm những kiến thức về những đức tin, nền văn hóa và công nghệ. Quyết định này được lấy cảm hứng từ hàng ngàn bình luận đề nghị Zuckerberg làm như vậy trên trang Facebook của anh.
Mark Zuckerberg cho biết, trong năm 2015 này, mỗi tuần anh sẽ đọc 1 cuốn sách với mong muốn sẽ học hỏi thêm những kiến thức về những đức tin, nền văn hóa và công nghệ. Quyết định này được lấy cảm hứng từ hàng ngàn bình luận đề nghị Zuckerberg làm như vậy trên trang Facebook của anh.

read
 read
Ông chủ mạng xã hội Facebook vừa lập ra trang "A Year of Books" (Một năm của sách) nhằm kêu gọi mọi người hãy đọc sách thay vì dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội.

Cuốn sách đầu tiên Zuckerberg sẽ đọc có cái tên rất dài "The End of Power: From Boardrooms to Battlefields and Churches to States, Why Being In Charge Isn't What It Used to Be" của tác giả Moises Naim. Cuốn này đang đứng thứ 138 về độ bán chạy trên Amazon.

Theo đó, Zuckerberg đã lập ra trang "A Year of Books" và khích lệ bạn bè mình cùng tham gia chiến dịch. Ở thời điểm hiện tại, trang này có hơn 176.559 lượt likes (thích), và con số vẫn không ngừng tăng lên. Theo thông tin trên trang này, ông chủ của Facebook đã làm gương bằng cách đặt ra mục tiêu mỗi tuần hoàn thành 1 cuốn sách. Còn đối với người dùng, Zuckerberg đã kêu gọi mọi người cứ 2 tuần thì hãy đọc xong một tác phẩm.

read1
Giao diện trang A year of Book

"Tôi cảm thấy phấn khích trước thử thách đọc sách này", Zuckerberg viết. Theo người sáng lập Facebook, sách giúp chúng ta khám phá một chủ đề và đắm mình trong đó một cách sâu sắc hơn các loại phương tiện truyền thông ngày nay.

"Sách giúp chúng ta khám phá một chủ đề và chìm đắm trong chúng một cách sâu sắc hơn các loại hình truyền thông khác ngày nay. Tôi mong muốn có thể cai nghiện truyền thông bằng cách đọc sách", anh cho biết thêm.

Trang "A Year of Books" sẽ đăng tải thường xuyên những cuốn sách mà vị CEO trẻ này đang đọc. Và cũng thông qua trang này, Zuckerberg đã gửi lời cảm ơn mọi người đã ủng hộ anh và thúc đẩy anh thực hiện ý tưởng này.

Thái Nam


Theo Trí Thức Trẻ

Truyền thông xã hội sẽ tiến hóa ra sao? - NINB Group

Facebook, Twitter hay Viber đều là những sản phẩm công nghệ đã quá quen thuộc với mọi người. Thế nhưng, có một điều chắc chắn rằng với sự thay đổi nhu cầu liên tục của người dùng, các sản phẩm này sẽ được cải tiến để bổ sung nhiều chức năng mới tiện ích hơn.
Facebook, Twitter hay Viber đều là những sản phẩm công nghệ đã quá quen thuộc với mọi người. Thế nhưng, có một điều chắc chắn rằng với sự thay đổi nhu cầu liên tục của người dùng, các sản phẩm này sẽ được cải tiến để bổ sung nhiều chức năng mới tiện ích hơn.

Ryan Holmes, nhà sáng lập Hootsuite (Mỹ) - công ty truyền thông có hơn 10 triệu khách hàng, trong đó bao gồm 79/100 tập đoàn thuộc danh sách Fortune 100, đã đưa ra dự báo về 5 xu hướng tiến hóa của truyền thông xã hội trong tương lai.

Ví điện tử
Tháng 10.2014, một nhà lập trình đã vô tình phát hiện ra tính năng thanh toán nằm ẩn bên trong ứng dụng nhắn tin Messenger của Facebook. Tính năng này, nếu được kích hoạt, sẽ cho phép người dùng Facebook chuyển tiền cho nhau bằng thẻ ghi nợ (debit card) mà không phải mất phí. Trong khi đó, Twitter cũng giới thiệu công cụ mới cho phép các nhà bán lẻ đưa coupon giảm giá trực tiếp vào tin nhắn tweet, để người dùng có thể dễ dàng thanh toán mua hàng ngay trên Twitter.

truyền thông xã hộitruyền thông xã hội

Một số ứng dụng nhắn tin phổ biến tại Việt Nam

Ở châu Á, cuộc chiến thanh toán điện tử đã bắt đầu nóng lên giữa các ứng dụng nhắn tin như KaKaoTalk (Hàn Quốc) hay Line (Nhật). Các ứng dụng nhắn tin này đã bắt đầu cung cấp dịch vụ thanh toán ở từng thị trường cụ thể. Ví dụ, tháng 12 vừa qua, người dùng Line đã có thể đặt thức ăn mang đi hoặc mua sắm thời trang qua ứng dụng này. Trước đó, KaKaoTalk cũng đã tung ra dịch vụ KakaoPay cho phép người dùng mua sắm ngay trong ứng dụng nhắn tin và thanh toán nhanh chóng bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.

Tại Việt Nam, ứng dụng nhắn tin Zalo do VNG phát triển và được cho là đã đạt đến con số 20 triệu người dùng. Trả lời tạp chí Wall Street Journal (Mỹ) vào tháng 5.2014, Chủ tịch Lê Hồng Minh của VNG cho biết Zalo mới chỉ có doanh số từ việc quảng cáo trong ứng dụng. Dù vậy, việc Zalo tham gia mảng thanh toán điện tử và thu hút các nhà bán lẻ cũng chỉ là vấn đề sớm hay muộn mà thôi. Bởi theo ông Vương Quang Khải, Phó Tổng Giám đốc VNG đồng thời phụ trách chính dự án Zalo, thương mại điện tử trên di động sẽ bùng nổ cùng với các ứng dụng nhắn tin, nhưng vẫn cần khá nhiều thời gian để cụ thể hóa và thành công với mô hình này.

Tích hợp thiết bị thông minh
Chi phí sản xuất chíp cảm biến ngày càng thấp đang dẫn đến sự bùng nổ của các thiết bị thông minh. Mọi thiết bị đều trở nên thông minh hơn, có thể ghi nhận dữ liệu người dùng để ứng dụng vào nhiều hoạt động khác. Ví dụ, Mymo là một thiết bị theo dõi mức độ vận động vừa ra mắt ở Ấn Độ vào tháng 9.2014, cho phép người dùng đổi điểm vận động lấy cước điện thoại, sản phẩm hoặc vé máy bay.

truyền thông xã hội

Theo Ryan Holmes, thử thách của các nhà sản xuất thiết bị thông minh trong năm 2015 sẽ là tích hợp sản phẩm với truyền thông xã hội theo cách hiệu quả nhất. Thay vì chỉ tự động cập nhật status trên trang cá nhân của người dùng, các thiết bị thông minh còn phải tác động được đến cả cuộc sống thực tế của họ. Giống như một chiếc tủ lạnh thông minh có thể theo dõi các sự kiện trên Facebook của người dùng, biết được sắp có bao nhiêu khách đến nhà và chủ động đề xuất danh sách những thứ cần mua cho bữa tiệc.

Nếu tìm ra cách khai thác kênh truyền thông xã hội một cách tinh tế hơn, thông qua việc theo dõi hoạt động của người dùng với bạn bè và đưa ra giải pháp phù hợp, các thiết bị thông minh sẽ càng thông minh hơn trong vài năm sắp tới.

Thu hút bán lẻ trực tuyến
truyền thông xã hội đã thay đổi bộ mặt của thương mại điện tử, cung cấp cho các nhà bán lẻ trực tuyến nhiều cách mới để tiếp cận khách hàng và tăng doanh thu. Lazada, nhà bán lẻ trực tuyến đình đám ở Đông Nam Á, từ lâu đã hướng đến khách hàng trên Facebook và Twitter. Năm 2015, thương mại điện tử trên di động sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ với sự giúp sức của truyền thông xã hội. Giá smartphone và chi phí internet ngày càng giảm, nhất là ở Đông Nam Á, sẽ đưa nhiều khách hàng đến với thương mại điện tử hơn nữa.

Ứng dụng hẹn hò
Có không ít sản phẩm công nghệ ăn theo sự thành công của ứng dụng hẹn hò di động Tinder đã ra mắt tại châu Á. Trong số đó phải kể đến Pakto (Singapore) với hơn 1,5 triệu tài khoản đăng ký, hay Momo (Trung Quốc) có khoảng 60 triệu người dùng mỗi tháng. Momo đã được niêm yết trên sàn chứng khoán ở Mỹ, còn Pakto đã gọi thành công hơn 5 triệu USD vốn đầu tư trong năm 2014 và trở thành ứng dụng hẹn hò quy mô lớn nhất Đông Nam Á.

truyền thông xã hội

Tại Việt Nam, Zalo của VNG cũng đã cho phép người dùng tìm kiếm những thành viên Zalo lân cận khác thông qua tín hiệu Wifi hoặc GPS. Cũng nhờ tính năng này mà Zalo được xem là ứng dụng hẹn hò trên di động có nhiều người dùng nhất Việt Nam. Ryan Holmes cho rằng, ranh giới giữa ứng dụng nhắn tin và ứng dụng kết bạn/hẹn hò đang ngày càng mờ nhạt; và xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra.

Nhu cầu bảo mật
Đầu tháng 12 vừa qua, KakaoTalk đã giới thiệu Secret Chat, một tính năng trò chuyện cho phép bảo mật hoàn toàn thông tin người sử dụng. Đây là bước đi nhằm giải quyết những lo ngại của người dùng về việc thông tin cá nhân bị rò rỉ trên internet.

Xu hướng tăng cường bảo mật sẽ thay đổi truyền thông xã hội một cách mạnh mẽ trong những năm sắp tới. Ví dụ, tháng 11.2014, Facebook công bố sẽ tung ra tính năng Privacy Basics vào năm 2015, cho phép người dùng mạng xã hội này tùy chỉnh cụ thể hơn nữa các lựa chọn ẩn hình ảnh, cập nhật mà họ chia sẻ; và thêm nhiều cách để gỡ tên cá nhân khỏi hình ảnh do người khác chia sẻ. Không chỉ có vậy, sự xuất hiện của các mạng xã hội ẩn danh và mạng xã hội riêng tư cũng sẽ mang đến nhiều lựa chọn hơn cho người dùng.

truyền thông xã hội

Dù một số ứng dụng nhắn tin như Snapchat, Whisper hay Secret đều cung cấp một số tính năng bảo mật/ẩn danh nhất định, dữ liệu của người dùng vẫn có thể bị đánh cắp nếu kẻ xấu ra tay. Thực tế, việc ẩn danh hoàn toàn trên internet là hầu như không thể thực hiện được. Vì vậy, nhu cầu của người dùng đối với các kênh truyền thông xã hội cung cấp tính năng bảo mật thật sự sẽ còn mạnh mẽ hơn.

Theo: Phương Hà

Nguồn: Nhịp cầu Đầu tư

Những quảng cáo tồi nhất năm 2014 - NINB Group

Dù để làm ra một đoạn quảng cáo chỉ vài giây đến vài phút cần có hẳn một đội chuyên nghiệp với những tài năng đầy sáng kiến thì vẫn không hề thiếu những đoạn video khủng khiếp, gây tranh cãi và phẫn nộ "lọt sổ". Dù vô tình hay cố ý, việc bị liệt vào danh sách những quảng cáo tồi tệ nhất trong năm vẫn không phải là điều dễ chịu gì.
Dù để làm ra một đoạn quảng cáo chỉ vài giây đến vài phút cần có hẳn một đội chuyên nghiệp với những tài năng đầy sáng kiến thì vẫn không hề thiếu những đoạn video khủng khiếp, gây tranh cãi và phẫn nộ "lọt sổ". Dù vô tình hay cố ý, việc bị liệt vào danh sách những quảng cáo tồi tệ nhất trong năm vẫn không phải là điều dễ chịu gì.
Nippon Airways - Let's Change The Image Of Japan

Hãng hàng không Nhật Bản All Nippon Airways (ANA) đã buộc phải lên tiếng xin lỗi sau khi tung ra một đoạn quảng cáo bị chỉ trích mang đầy tính "phân biệt chủng tộc" khi xây dựng hình ảnh người phương Tây một cách "thô thiển" bằng cách để một người Nhật đội mái tóc giả vàng hoe và chiếc mũi to sụ bằng cao su, trông không khác gì một anh hề. Mục đích xuất hiện của "người đàn ông Tây phương" này nhằm minh họa cho chính sách tăng lượng chuyến bay quốc tế của ANA. Song hút khách thì chẳng thấy đâu, mà ANA lại phải nhận thêm nhiều cuộc gọi từ khách hàng nước ngoài phàn nàn về đoạn quảng cáo. Thế mới thấy, sự hài hước càng cần sự tinh tế.
Cảnh sát Hungary - You Can Do Something About It, You Can Do Something Against It
bad ad
Video do một Cục cảnh sát ở Hungary tung ra thuộc dự án kỷ niệm Ngày quốc tế xóa bỏ bạo hành phụ nữ với tổng chi phí 13.600 USD. Nhưng có lẽ do ở trường cảnh sát không có khóa học về sự tinh tế trong quảng cáo và marketing, họ lại tạo ra một đoạn video khơi dậy sự giận dữ hơn là tạo dựng hình ảnh đẹp đẽ cho cảnh sát khi lộ rõ sự ám chỉ các vụ hiếp dâm xuất phát một phần từ lỗi của nạn nhân. Một nhà hoạt động nói với Guardian đoạn video thể hiện rõ sự trốn tránh trách nhiệm và thói quen đổ lỗi của giới thực thi pháp luật ở những nơi còn duy trì hệ thống quản lý đầy lộn xộn và thiếu minh bạch.
quảng cáo truyền hình của Feed A Child
Hội từ thiện Feed A Child của Nam Phi đã phải đưa ra lời xin lỗi sau khi khán giả cảm thấy bị video quảng cáo của hội này xúc phạm. Trong một phút trình chiếu, một người phụ nữ da trắng giàu có nuôi một đứa trẻ da đen nghèo khổ như thể con chó. Tổ chúc này đã cho rút đoạnquảng cáo nhưng họ không thể ngăn chặn cư dân mạng chia sẻ nhau hình ảnh (và cả sự phẫn nộ) trên các trang trực tuyến.
East Hills - Shop East Hills
Đây là dạng điển hình của video quảng cáo "xấu xí" nhưng lan xa, hay nói cách khác là sử dụng liệu pháp tâm lý ngược để gây tò mò. Một người dùng Reddit đã gọi quảng cáo này là "một đoạn video tồi tệ nhất tôi từng xem", còn Trang Dailymail dẫn lời một người dùng viết: "Người Mỹ rất giỏi làm ra những thứ điên khùng", nhưng thứ "điên rồ" đó lại thu hút hàng triệu người muốn xem nó khủng khiếp đến thế nào. Nhạc nền khó lọt tai, lời ca rời rạc với những câu hát lặp đi lặp lại sản phẩm của cửa hàng, chẳng hạn như "Boots and pants and boots and pants" (Giày và quần, giày và quần).
Paddy Power - Money Back If He Walks
bad ad1
Đại gia cá cược của nước Anh, Paddy Power, đã làm trò quá đà khi cho đăng tải quảng cáo trên tạp chí nhằm gây quỹ cho vận đông viên Olympic nổi tiếng Oscar Pistorius – người thừa nhận đã bắn chết bạn gái Reeva Steenkamp nhưng chỉ vì do lầm tưởng đó là kẻ trộm. Quảng cáo đã gây ra hơn 5.500 khiếu nại và Paddy Power đã bị Cơ quan Tiêu chuẩn quảng cáo khiển trách vì quảng cáo "vô vị" và "xấu xí", đặc biệt là khi nó lại xuất hiện đúng lúc đang tranh cãi căng thẳng về việc Pistorius có tội hay không. Theo quảng cáo này, nếu Oscar được phán vô tội hoàn toàn, thì người đặt cược sẽ được hoàn lại tiền.
Theo songmoi.vn
Không ghi tác giả

9 chiến dịch quảng cáo thành công nhất - NINB Group

Coca-Cola, McDonald's, Apple hay FedEx từng tung ra những chiến dịch quảng bá vô cùng ấn tượng, khó quên và được tôn vinh trong ngành quảng cáo.
Coca-Cola, McDonald's, Apple hay FedEx từng tung ra những chiến dịch quảng bá vô cùng ấn tượng, khó quên và được tôn vinh trong ngành quảng cáo.

1. Avis

quảng cáo hay, những quảng cáo thành công nhất

Công ty cho thuê xe Avis gây ấn tượng với thế giới quảng cáo in qua chiến dịch "Chúng tôi là số 2 và đang cố gắng hơn nữa". "Tự dìm" mình là một trong những cách được các diễn giả sử dụng phổ biến để làm mềm lòng khán giả và chiến thuật này mang lại hiệu quả ngoạn mục cho Avis. Với thông điệp rằng họ sẽ phải cố gắng tốt hơn công ty số 1 để chiếm lĩnh thị phần, quảng cáo kết thúc bằng câu: "Hàng người xếp hàng xếp chờ tại quầy của chúng tôi ngắn hơn". Nhờ chiến dịch này, doanh thu của Avis tăng trưởng ngoạn mục.
 quảng cáo hay, những quảng cáo thành công nhất
2. Miss Clairol
Với câu nói hai nghĩa và ngôn ngữ khơi gợi được sử dụng phổ biến trong quảng cáo ngày nay, câu hỏi đơn giản về màu tóc: "Cô ấy nhuộm tóc hay không?" trong quảng cáo Miss Clairol đã tạo được hiệu ứng vô cùng mạnh mẽ. quảng cáo này được sáng tạo bởi nhà quảng cáo tiên phong Shirley Polykoff vào năm 1956. Chỉ trong 6 năm, có tới 70% nữ giới tại Mỹ nhuộm tóc và doanh số của Clairol tăng gấp 4 lần. Nhờ đó, Polykoff được ghi danh vào bảo tàng Advertising Hall of Fame năm 1967.

quảng cáo hay, những quảng cáo thành công nhấtquảng cáo hay, những quảng cáo thành công nhất

3. Miller Lite
Vào những năm 1970, hãng bia Miller Brewing cho rằng dòng bia có calorie thấp của mình sẽ làm nên cuộc cách mạng trên thị trường bia. Tuy nhiên, hãng này nhanh chóng nhận ra rằng nam giới chẳng mấy quan tâm tới việc giữ gìn vóc dáng. Để thay đổi điều này, Miller tung ra quảng cáo với hình ảnh người nổi tiếng với cơ bắp khỏe mạnh nhất lúc đó và câu slogan hài hước: "Vị tuyệt hơn, rót ít hơn". Nhờ đó, doanh thu của hãng tăng vọt, khiến các hãng đối thủ nhanh chóng sản xuất loại bia tương tự.

quảng cáo hay, những quảng cáo thành công nhất
 quảng cáo hay, những quảng cáo thành công nhất
4. Volkswagen
Dòng xe Volkswagen Beetle chuyển từ thị trường châu Âu sang thị trường Mỹ khi các gia đình Mỹ có xu hướng đông hơn, vì vậy dòng xe cỡ nhỏ này phải khá khó khăn trong việc thu hút khách hàng. Khi đó, đa số người Mỹ sử dụng xe nâng phần cốp xe lên bằng mui để có thêm chỗ dành cho con cái. VW đã tung ra một quảng cáo hài hước, trong đó mỉa mai vào xu hướng thời đại "cái gì cũng phải to" của người Mỹ. Quảng cáo VW Beetle có màu đen trắng cùng hai từ "Think Small" bên dưới (Nghĩ nhỏ, hiệu quả hơn). Nhờ chiến dịch ấn tượng này, doanh số của VW tăng vọt, đây trở thành một trong những quảng cáo nổi tiếng và thành công nhất trong lịch sử.

quảng cáo hay, những quảng cáo thành công nhất

5. Coca-Cola
thương hiệu Coca-Cola có được thành công như ngày nay nhờ việc không ngừng đổi mới và cố gắng chiếm ưu thế so với đối thủ. Đây là một trong những quảng cáo thành công nhất của Coke, từng giành giải thưởng 1979 CLIO. Thay vì tiếp tục nhấn mạnh hình ảnh về sự thống nhất và hòa bình thế giới thông qua đồ uống mà công ty vốn nổi tiếng, quảng cáo này chỉ có hai nhân vật, một cậu bé và cầu thủ bóng đá kiểu Mỹ nổi tiếng "Mean" Joe Green.

Cậu bé đã tới gặp Green tại hầm sân vận động khi anh vô cùng mệt mỏi sau một trận thua và đưa cho anh một chai Coke. Ban đầu Green từ chối nhưng sau đó đã cầm lấy chai nước và uống lấy uống để. Khi cậu bé đi hỏi, Green đã gọi lại và cho cậu bé áo đấu của mình. quảng cáo một lần nữa chứng minh rằng những quảng cáo chạm tới trái tim người xem luôn luôn thành công.

quảng cáo hay, những quảng cáo thành công nhất

6. Apple
Năm 1984, Apple tung ra quảng cáo nổi tiếng nhất của hãng, công bố sự ra đời của máy tính Macintosh. Quảng cáo là hình ảnh một phụ nữ làm gián đoạn đoàn người diễu hành, tay cầm búa và bức ảnh chiếc máy tính chưa từng được thấy trên thế giới. Cô tuyên bố: "Sự thống nhất trong suy nghĩ của chúng ta là vũ khí mạnh hơn bất cứ hạm đội hay quân đội nào trên trái đất... Chúng ta sẽ thắng". Theo sau là dòng chữ: "Vào ngày 24/1, Apple Inc. sẽ tung ra Macintosh. Và bạn sẽ hiểu vì sao năm 1984 sẽ không giống "1984". quảng cáo này được nhắc tới trong suốt nhiều tháng và hiện Apple vẫn tiếp tục thay đổi lịch sử ngành công nghệ.

quảng cáo hay, những quảng cáo thành công nhất

7. McDonald's
Khi mọi người cho rằng chẳng còn cách nào để quảng cáo Big Mac nữa thì McDonald's đã chứng minh điều ngược lại. Trong quảng cáo, Big Mac trở thành phần thưởng của một trận đấu giữa hai biểu tượng bóng rổ Larry Bird và Michael Jordan vào năm 1993. Bối cảnh diễn ra trận đầu là từ sân bóng rổ cho tới sân thượng các tòa nhà của thành phố.

quảng cáo hay, những quảng cáo thành công nhất

8. Budweiser
Xuất hiện trong quảng cáo của hãng bia Budweiser là hình ảnh của ba con ếch và mỗi con nói một âm trong từ Bud-Weis-Er. Dù ếch và bia không hề có mối liên hệ nào, nhưng quảng cáo này trở thành một trong những chiến dịch ấn tượng và từng giành giải thưởng của Budweiser.

quảng cáo hay, những quảng cáo thành công nhất

9. FedEx

quảng cáo hay, những quảng cáo thành công nhất
Được tung ra vào năm 1982, đây là một trong những quảng cáo hài hước, khó quên và được bắt chước nhiều nhất của Federal Express. Xuất hiện trong quảng cáo là "vua nói nhanh" John Moschitta, Jr. vào vai Mr. Spleen, một lãnh đạo cấp cao của công ty. Ông vừa ăn trưa, vừa phỏng vấn, vừa tổ chức họp hội đồng quản trị, đồng thời thảo luận một hợp đồng qua điện thoại với tốc độ nói hơn 450 từ/phút. Ở cuối quảng cáo là lời lồng tiếng than thở guồng quanh nhanh khủng khiếp của thế giới kinh doanh. Quảng cáo kết thúc với dòng slogan biểu tượng của FedEx được đưa ra năm 1979: "Khi hàng nhất định phải đến đó qua đêm".

Theo: Hoài Thu


Nguồn: Zing News

Độc chiêu tăng giá ở thị trường mới nổi của Unliver và P&G - NINB Group

Các tập đoàn lớn như Unilever, P&G đang theo đuổi chiến lược nâng cao giá tại các thị trường đang phát triển bằng cách tăng thêm chút ít "độ xa xỉ" của sản phẩm. Trong hàng thập kỷ qua, các công ty sản xuất hàng hóa tiêu dùng đa quốc gia không ngừng lớn mạnh tại các quốc gia đang phát triển, thông qua các chiến dịch giá rẻ, kích thước đóng gói nhỏ và phải chăng.
Các tập đoàn lớn như Unilever, P&G đang theo đuổi chiến lược nâng cao giá tại các thị trường đang phát triển bằng cách tăng thêm chút ít "độ xa xỉ" của sản phẩm. Trong hàng thập kỷ qua, các công ty sản xuất hàng hóa tiêu dùng đa quốc gia không ngừng lớn mạnh tại các quốc gia đang phát triển, thông qua các chiến dịch giá rẻ, kích thước đóng gói nhỏ và phải chăng.


Cô Ragini hiện đang làm nghề giúp việc với thu nhập khoảng 130 USD/tháng tại thành phố hơn 10 triệu dân Bangalore, Ấn Độ. Đây cũng là mức thu nhập bình quân tại đất nước này. Sau khi trừ đi các chi phí ăn ở, sinh hoạt cô hầu như không tiết kiệm được đồng nào.

unilever

Gần đây, cô nhận thấy loại xà phòng yêu thích từ hãng Unilever PLC's Haman đã đột nhiên tăng giá lên 24 rupees, tăng lên so với mức giá 16 rupees trước đây. Bánh xà phòng xuất hiện trong các bao bì mới và có nhiều hương liệu khác nhau để lựa chọn. Mặc dù điều này sẽ làm eo hẹp thêm ngân sách, cô Ragni vẫn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu xà phòng này.unilever

Các nhà nghiên cứu thị trường đã nhận thấy các phản ứng tương tự từ các khách hàng khác nhau trên khắp các thị trường mới nổi. Trong hàng thập kỷ qua, các công ty sản xuất hàng hóa tiêu dùng đa quốc gia không ngừng lớn mạnh tại các quốc gia đang phát triển, thông qua các chiến dịch giá rẻ, kích thước đóng gói nhỏ và phải chăng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang hồi phục chậm chạp và doanh số bản lẻ tại các thị trường mới nổi sụt giảm lần đầu tiên trong nhiều năm trở lại đây, các công ty quyết định thay đổi chiến lược đối với các khách hàng nghèo nhất của họ: tăng thêm nhiều tính năng vào các sản phẩm cơ bản và tăng giá.

Đây là lý do tại sao Unilever vừa tung ra phiên bản bột giặt OMO dạng lỏng mới tại Brazil, một trong những thị trường lớn nhất của họ. Các gói sản phẩm dạng lỏng có giá cao hơn khoảng 30% so với sản phẩm dạng bột, tuy nhiên Unilever lý giải chi phí thực sự cho mỗi lần giặt sẽ tiết kiệm nhiều hơn. Bột giặt dạng bột đã thay thế các bánh xà phòng và gắn bó với nhiều người dân nghèo ở Brazil hơn 10 năm qua.

Chiến dịch quảng cáo online giới thiệu sản phẩm dầu gội đầu cao cấp TRESemmé của Unilever đã thành công gây sự chú ý của người tiêu dùng Brazil với hàng triệu lượt trên Facebook. Tại Ấn Độ, công ty này cũng phát triển phiên bản xà phòng Lifebouy mới tự động đổi màu sau 10 giây để xác nhận độ sạch sẽ của bàn tay.

quảng cáo

Đối thủ lớn nhất của Unilever cũng đang sử dụng các chiến thuật tương tự. Procter & Gamble đang cố gắng thuyết phục 'cánh mày râu' ở Ấn Độ từ bỏ các loại dao cạo râu thông thường, và chuyển sang sử dụng sản phẩm Gillette với độ an toàn cao hơn. Colgate-Palmolive đang tung ra các sản phẩm súc miệng mới hương trà xanh tại thị trường Trung Quốc. Tập đoàn Henkel AG của Đức tập trung vào các sản phẩm cao cấp khá phổ biến tại khu vực Trung Đông như dầu gội đầu cho tóc được che phủ bởi mạng, hay chất tẩy rửa đặc chế cho quần áo màu đen.

"Ít ai nghĩ rằng thuốc đánh răng hay xà phòng có thể tạo ra các dòng sản phẩm "cao cấp"?" Samir Singh phó chủ tịch văn phòng chăm sóc khách hàng Unilever tại Hindustan, Ấn Độ cho biết. "Tuy nhiên, phân khúc thị trường này có rất nhiều tiềm năng."

Hai năm trước, Nisha Kawa - một bà mẹ hai con sống tại Mumbai bắt đầu sử dụng dầu xả Sunsilk của Unilever. Trước đó, cô chưa bao giờ sử dụng dầu xả– mà chỉ dùng dầu gội đầu. Tuy nhiên, các quảng cáo trên TV đã thuyết phục cô sử dụng sản phẩm này với hi vọng có mái tóc bóng mượt hơn.

Thói quen này làm tăng thêm vài USD vào chi phí sinh hoạt mỗi tháng, một khoản tiền không nhỏ tại đất nước nơi mà thu nhập trung bình mỗi ngày chỉ hơn 4 USD. Mặc dù giá cả các mặt hàng tiêu dùng không ngừng gia tăng trong vài năm gần đây, cô Kawa – 33 tuổi – vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm dầu xả yêu thích. "Bây giờ ai cũng dùng nó." cô nói.

Ngoài việc tăng giá các sản phẩm cơ bản, Unilever đã đưa ra hàng loạt đổi mới trên dòng sản phẩm Sunsilk và nhiều sản phẩm làm đẹp khác, khiến chúng trở nên đắt đỏ hơn. Tại Big Bazzar – một hệ thống siêu thị tại Bangalore, sản phẩm chăm sóc tóc mới của Sunsilk được bổ sung keratin proteins có giá khoảng 150 rupees so với 120 rupees cho các sản phẩm Sunsilk thông thường.

Tuy nhiên, "trò chơi giá cả" cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Người tiêu dùng tại các thị trường đang phát triển rất nhạy cảm với sự thay đổi giá, đặc biệt tại những nơi có mệnh giá tiền không ổn định. Ở Ấn Độ, "giá trị tiền tệ có vai trò rất quan trọng," ông Singh nói.

Việc đưa ra các sản phẩm mới hay cải tiến các sản phẩm cũ đã giúp Unilever mở rộng thêm 60% thị phần trong hầu hết các ngành đang hoạt động. Trong khi thu nhập bình quân đầu người tại các thị trường mới nổi đang có xu hướng chững lại hoặc giảm xuống, chiến lược này không chỉ giúp công ty đứng vững mà còn nâng cao giá thành sản phẩm.

Việc tăng giá sản phẩm ngày càng có vai trò cấp thiết. Tăng trưởng doanh số bán hàng tại các thị trường mới nổi đã giảm từ 8,8% xuống 7,5% trong tổng kết quý hồi tháng 6, theo báo cáo từ Kantar Worldpanel. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự sụt giảm này đã khiến các nhà sản xuất bỏ lỡ khoảng 8,3 tỷ USD doanh thu.

Bành trướng

Tại Unilever, tăng trưởng doanh số bán hàng đã giảm từ 8,8% năm ngoái xuống 6,2% trong quý gần đây nhất. Nhiều nhà phân tích dự đoán năm 2015 sẽ càng khó khăn hơn. Trước năm 2013, các báo cáo tăng trưởng của Unilever tại các thị trường mới nổi luôn giữ vững ở mức hai con số.

Trong nỗ lực đối đầu với cuộc khủng hoảng, Unilever cho biết họ đã đồng loạt tăng giá sản phẩm trên toàn thế giới lên khoảng 1,8% trong 3 tháng gần đây, "với trọng tâm tại các thị trường mới nổi." Ở Brazil, giá các mặt hàng của Unilever đã tăng thêm 3% trong quý vừa qua, ở Indonesia là 5%. Tập đoàn này từ chối tiết lộ các thống kê tại Ấn Độ.

Các sản phẩm được cải tiến không chỉ giúp gia tăng doanh số bán hàng, mà còn giúp nâng cao lợi nhuận. Unilever cho biết 75% các sản phẩm mới của họ có ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất lợi nhuận.

Tại các thị trường mới nổi, Unilever cũng gánh không ít áp lực từ các đối thủ cạnh tranh. Gần 60% trong số 67 tỷ USD doanh thu của công ty đến từ các thị trường mới nổi. Trong khi đó, con số này ở P&G là 40%. Năm 2009, ông Polman đặt ra mục tiêu tăng gấp đôi doanh số bán hàng lên khoảng 100 tỷ USD, trong đó 75% do các thị trường mới nổi đóng góp.

Tại nhiều nước đang phát triển, Unilever có lợi thế là người đầu tiên tiếp cận thị trường. Được thành lập năm 1930 sau vụ sát nhập của một nhà máy sản xuất bơ Hà Lan với một công ty sản xuất xà phòng tại Anh. Công ty này phát triển thị trường tại Ấn Độ, vốn là thuộc địa cũ của Anh kể từ năm 1888. Người tiêu dùng Ấn Độ rất ưa chuộng các thương hiệu như lăn khử mùi Axe; trong thực tế thương hiệu xà phòng Lifebouy đến từ Ấn Độ.

Theo kế hoạch của ông, Unilever sẽ từ bỏ mục tiêu trước đây là trở thành nhà sản xuất đóng gói thực phẩm lớn nhất thế giới, mở rộng sang các ngành làm đẹp và chăm sóc cá nhân để vượt qua các tên tuổi lớn như L'Oréal SA và P&G.

Năm 2008, các nhãn hiệu thực phẩm chiếm 35% trong chiến lược kinh doanh của Unilever; hiện nay nó giảm xuống 25% sau khi tập đoàn này bán đi hai 'tên tuổi' lớn là bơ đậu phộng Skippy và sốt mì ống Ragú. Tháng 12 vừa qua, Unilever tuyên bố họ sẽ tách riêng các thương hiệu đang 'có vấn đề' thành các công ty con riêng biệt; trong đó có các nhãn hiệu bơ thực vật Flora. Nhiều nhà phân tích cho rằng đây là bước đi đầu tiên đánh dấu nỗ lực thoát khỏi trọng tâm thực phẩm của Unilever. Trong khi đó, họ không ngừng đầu tư vào các sản phẩm chăm sóc - làm đẹp như Axe và TRESemmé; doanh số bán hàng cũng tăng lên tương ứng.

Lý do cho sự thay đổi trên đơn giản là do các sản phẩm khử mùi và dầu gội sẽ bán tốt hơn tại các thị trường mới nổi hơn là các loại thực phẩm gắn liền với văn hóa phương Tây như bơ động phông hay sốt mì ống. Bên cạnh đó, các sản phẩm làm đẹp cũng mang lại lợi nhuận cao hơn và dễ tiếp nhận các cải tiến mới như thêm thành phần hay thay đổi kích cỡ đóng gói.

Một đại diện từ phía Unilever cho biết các cải tiến mới của tập đoàn đặc biệt thiết kế để thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng.

Với một vài khách hàng, đổi mới không phải bao giờ cũng tốt.

Năm 2012, Krishnappa một nhân viên khách sạn làm việc tại Bangalore chuyển sang sử dụng lăn khử mùi Axe của Unilever thay thế cho phấn khoáng Talcum mà ông quen sử dụng từ hồi bé. Ông bị thuyết phục bởi các quảng cáo của nhãn hiệu Axe gắn liền với bóng gậy – môn thể thao mà ông yêu thích.

Tuy nhiên không lâu sau đó, ông Krishnappa nhận thấy giá của các sản phẩm khử mùi bắt đầu tăng lên. Các sản phẩm với mùi hương mới và kích cỡ đa dạng xuất hiện liên tục trong các cửa hàng. Đôi khi ông không thể tìm thấy mùi hương ưa thích của mình, Axe Googly, đặt theo tên của một cầu thủ bóng gậy có tiếng. "Tôi thấy khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình,"Cuối cùng, ông quyết định quay lại sử dụng sản phẩm phấn Talcum truyền thống.

Unilever chi khoảng 1,25 tỷ USD mỗi năm cho công tác nghiên cứu và phát triển. Tập đoàn này xuất khẩu một số cải tiến, như liệu pháp chăm sóc da được sử dụng trong các sản phẩm Dove, ra toàn thế giới. Các sản phẩm như kem dưỡng trắng Fair & Lovely hay máy lọc nước chạy không cần pin được phát triển riêng cho các thị trường mới nổi.

Kết quả là sự bùng nổ của hàng loạt các sản phẩm mới.

Tại Ấn Độ, điều này cũng mang đến cơ hội cho một số người khác. Ông Haresh Bhai đã điều hành cửa hàng tiện lợi Welcome Stores tại khu ngoại ô phía Tây Ấn Độ được 20 năm nay. Cửa hàng của ông vốn chỉ bán các loại thực phẩm cơ bản hay xà phòng. Hiện nay ông đã mở rộng thêm các sản phẩm dầu dưỡng tóc, kem dưỡng da, nước rửa tay ... được chất đầy từ sàn lên trần nhà.

Ông Bhai cho biết nhu cầu các loại sản phẩm chăm sóc và làm đẹp của các thương hiệu như Unilever – Dove hay P&G với dầu gội Pantene đã tăng gấp 10 lần trong vòng 5 năm qua, kể từ khi các tập đoàn này giới thiệu các sả phẩm mới, đa dạng sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

Theo Thảo Phương


WSJ/Infonet

“Hết mình với khách hàng rồi họ sẽ hết tiền với bạn” - NINB Group

Lời phàn nàn từ khách hàng là điều không thể tránh khỏi đối với các dịch vụ của doanh nghiệp. Xử lý tốt lời phàn nàn là cả một nghệ thuật mà nếu biết cách, doanh nghiệp sẽ không chỉ có thêm khách hàng mà còn tăng doanh thu. Đối với doanh nghiệp mới khởi nghiệp, việc giải quyết lời phàn nàn là điều tất yếu vì mọi thứ chưa thể hoàn hảo.
Lời phàn nàn từ khách hàng là điều không thể tránh khỏi đối với các dịch vụ của doanh nghiệp. Xử lý tốt lời phàn nàn là cả một nghệ thuật mà nếu biết cách, doanh nghiệp sẽ không chỉ có thêm khách hàng mà còn tăng doanh thu. Đối với doanh nghiệp mới khởi nghiệp, việc giải quyết lời phàn nàn là điều tất yếu vì mọi thứ chưa thể hoàn hảo.

Trong nhiều trường hợp, cần phải chủ động đưa ra các khảo sát để lấy phản hồi của khách hàng, từ đó biết chỗ yếu kém, hạn chế mà sửa. Nếu không, việc phàn nàn cứ âm thầm diễn ra cho đến khi bùng nổ, dư luận vây lấy bạn mà trước đó bạn không hề có một chút ý niệm nào về rủi ro này.

Khi đã giải quyết được phàn nàn, bạn sẽ thấy "lời phàn nàn" như một món quà trong quá trình phát triển doanh nghiệp.
 customer
customer

Nếu giải quyết đúng và tốt thì "lời phàn nàn" như một món quà

Dưới đây là công thức và quy trình giải quyết lời phàn nàn của khách hàng được đúc rút từ kinh nghiệm của doanh nhân Tạ Minh Tuấn - Chủ tịch sáng lập, CEO HELP International

Khi tiếp nhận lời phàn nàn từ 1 khách hàng, cần áp dụng công thức "3 ĐỔI", bao gồm:

1. ĐỔI NHÂN VIÊN MỚI vì nhân viên cũ đã gây ra một ấn tượng không tốt.

2. ĐỔI ĐỊA ĐIỂM: Tránh ở mặt tiền công ty làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh công ty (bạn có thể cho khách hàng gặp người quản lý ở một nơi khác).

3. ĐỔI THỜI GIAN liên hệ với khách hàng. Cần khẩn trương nhưng nếu tình hình quá xấu, bạn có thể khéo léo hẹn khách hàng vào một dịp khác (Ví dụ: Cho gặp cấp quản lý để đưa ra giải pháp khắc phục thiệt hại cho khách hàng tốt hơn) vì lúc sau khách hàng đã nguôi giận.

Hành xử khi tiếp nhận lời phàn nàn thôi là chưa đủ, bạn cần có một quy trình để chuyển hóa "lời phàn nàn" đó thành một "giá trị" cho doanh nghiệp của mình. Vì mục tiêu của một doanh nghiệp khởi sự là liên tục học hỏi để tìm ra mô hình kinh doanh tồn tại và phát triển được.



Quy trình cụ thể để giải quyết lời phàn nàn của khách hàng như sau (Gọi là công thức BLAST):

TIN TƯỞNG (BELIEVE): Đầu tiên, hãy lựa chọn tin tưởng khách hàng và thể hiện sự chân thành để khách hàng cảm thấy tin tưởng rằng mình sẵn sàng đứng ra giải quyết vấn đề cho họ.
LẮNG NGHE (LISTEN): Tạo ra sự tin tưởng bằng cách chăm chú lắng nghe, cần lưu ý không được ngắt lời khách hàng mà cứ để cho họ nói hết, đừng để cảm xúc chi phối vì người nói sau thường có khả năng nhận diện vấn đề và đề xuất giải pháp tốt hơn. Thậm chí, cứ để cơn nóng giận của khách hàng "tuôn chảy" ra hết, đừng "chặn" nó lại. Mọi việc vẫn đang trong tầm kiểm soát của bạn. Nhưng bạn cần phải thể hiện là mình đang lắng nghe và thỉnh thoảng lặp lại những ý mà khách hàng vừa chia sẻ để chứng minh là mình vẫn đang rất chăm chú.
XIN LỖI (APOLOGIZE): Cảm xúc thường đi trước lý trí, bạn không thể nói chuyện "Tôi đúng – Anh sai" gì với khách hàng, đặc biệt là với "người không có lý trí" (vì đang bị cảm xúc chi phối). Hãy xin lỗi khách hàng trước. Để cảm xúc qua đi, rồi mới đến bước xử lý tiếp theo. Đúng hay sai không quan trọng, quan trọng là kết quả sau cùng khách hàng có còn tin cậy công ty bạn hay không? Đừng trở thành một công ty chiến thắng trong mọi cuộc tranh cãi với khách hàng và cuối cùng không còn khách hàng nào cả.
HÀI LÒNG (SATISFY): Bây giờ hãy đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề như đền bù hoặc có quà tặng cho khách hàng. Đừng cho rằng đây là một chi phí, hãy xem nó như 1 khoản đầu tư. Bạn đang đầu tư để khách hàng không đi kể về tiếng xấu của doanh nghiệp cho vài chục người khác, cứ thế lan ra và đánh mất cơ hội bán hàng cho vài trăm người trong tương lai. Nếu bạn giải quyết tốt bước này, trong rủi có may, trong nguy có cơ, không biết chừng bạn còn có thể chuyển hóa khách hàng thành một "fan hâm mộ" sẽ đi truyền bá cho hàng chục người khác về "tiếng thơm" của công ty bạn.
CẢM ƠN (THANKS): Lúc này hãy nói lời cám ơn vì khách hàng đã thông báo, phản hồi giúp bạn hoàn thiện hơn, giúp công ty phát triển tốt hơn.
Xử lý tốt nguyên tắc và quy trình nói trên thì bạn sẽ không rơi vào cảnh để công ty và khách hàng là 2 phe chiến đấu với nhau. Hãy làm cho khách hàng về cùng phe với công ty bạn, cả 2 cùng giải quyết vấn đề. Đây là "nguyên tắc vàng" trong việc xử lý lời phàn nàn của ngành dịch vụ.

Hoclamgiau.vn

Không ghi tác giả


Có thật “SALE” là "giảm giá"? - NINB Group

Một nghiên cứu của Viện công nghệ Massachusetts (MIT) cho thấy lý do vì sao các cửa hàng thường thích treo la liệt các tấm biển đề "SALE" đến vậy. Theo nghiên cứu vừa công bố trên tờ Business Insider của tác giả Mark Ellwood có tiêu đề: "Cơn sốt giá rẻ: Mua sắm thế nào trong thế giới hàng giảm giá", các bảng hiệu đề "SALE" nhan nhản tại nhiều cửa hàng không phải lúc nào cũng nhằm cho biết thông tin giảm giá.
Một nghiên cứu của Viện công nghệ Massachusetts (MIT) cho thấy lý do vì sao các cửa hàng thường thích treo la liệt các tấm biển đề "SALE" đến vậy. Theo nghiên cứu vừa công bố trên tờ Business Insider của tác giả Mark Ellwood có tiêu đề: "Cơn sốt giá rẻ: Mua sắm thế nào trong thế giới hàng giảm giá", các bảng hiệu đề "SALE" nhan nhản tại nhiều cửa hàng không phải lúc nào cũng nhằm cho biết thông tin giảm giá.

Chính xác hơn, các biển "SALE" in chữ màu đỏ và thường rất to ấy chỉ mang tính lôi kéo khách hàng bước vào nhiều hơn.
sale, bán hàng

Theo tác giả Ellwood, phần lớn chúng ta đều không đủ sức cưỡng lại lực hút từ các tấm biển đề "SALE", bất chấp thực tế cửa hàng treo biển có giảm giá thật không.

Nhóm nghiên cứu của Ellwood đã tiến hành xếp 200 loại sản phẩm thành 3 nhóm khác nhau tại 18 điểm bán khác nhau của cùng chuỗi cửa hàng tiện lợi.

Các sản phẩm ở nhóm thứ nhất (nhóm dùng để đối chiếu) được bán với giá thông thường và không treo biển giảm giá. Nhóm thứ hai giảm giá 12% nhưng không treo biển báo. Nhóm thứ 3 bán giá như bình thường nhưng lại treo biển "SALE" in màu vàng và đỏ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm hàng "âm thầm giảm giá 12%" bán được nhiều hơn 17% số sản phẩm so với nhóm đối chiếu. Còn nhóm treo biển "SALE" tuy không hề giảm giá song vẫn bán được nhiều hơn 3,4% số sản phẩm so với nhóm đối chiếu. Như vậy là cửa hàng không mất gì ngoài việc in một số tấm biển "SALE" và nâng thêm 3,4% lượng sản phẩm bán được.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà những tấm biển "SALE" đều được in chữ màu đỏ. Màu đỏ là màu có bước sóng dài nhất, tạo cảm giác gần với người nhìn hơn so với thực tế. Do đó, sau đen và trắng thì đây là màu thường được chọn để viết chữ khi cần tạo chú ý.

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả Ellwood khuyên người tiêu dùng hãy cẩn trọng xem xét kỹ mức giá khi bước vào những cửa hàng treo la liệt những biển "SALE".


TRẦN ĐẮC LUÂN/DNSG

Khi khách hàng thất vọng: đừng dại mà “đùa với lửa” - NINB Group

Chúng ta đang sống trong thời đại quyền lực của khách hàng.
Chúng ta đang sống trong thời đại quyền lực của khách hàng.

- thời mà chỉ một lời phàn nàn về trải nghiệm tiêu cực của khách hàng đăng trên Facebook, Twitter cũng có thể tạo ra hiệu ứng hủy diệt doanh nghiệp của bạn. Vì vậy, đừng bao giờ mạo hiểm với các khách hàng không hài lòng.
Một bản báo cáo của McKinsey đã chỉ ra rằng 56% giám đốc điều hành doanh nghiệp cảm thấy việc gắn kết khách hàng trực tuyến là ưu tiên hàng đầu. Không chỉ có vậy, công ty tư vấn Bluewolf cũng phát hiện ra rằng 60% khách hàng của trang Salesforce.com tham gia khảo sát tin rằng sự gắn kết với khách hàng phải là mục tiêu then chốt trong năm nay và 84% trong số đó cho rằng nó sẽ thay thế hiệu suất trở thành công thức chủ chốt trong sự tăng trưởng.

Các doanh nghiệp đang ngày càng cố gắng đưa tiếng nói của khách hàng vào việc ra quyết định của họ. Nắm giữ thông tin khách hàng vốn chỉ được những người nghiên cứu thị trường thực hiện qua việc khảo sát bằng điện thoại và đưa ra bảng câu hỏi trực tiếp. Giờ đây, với sự hội tụ của truyền thông, di động, các khách hàng có quyền chia sẻ và họ đã làm như vậy. Họ đang đưa ra các quan điểm của họ trên các trang mạng xã hội như Yelp, Twitter và Facebook ngay tại thời điểm này thông qua những chiếc điện thoại thông minh. Thế giới khách hàng mới với quyền lực mạnh mẽ này đã khiến các doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu khách hàng cần và muốn gì một cách nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Bài infographic do Vision Critical thực hiện dưới đây sẽ phác họa chi phí mà các công ty phải gánh chịu nếu khách hàng không hài lòng:



Theo Hoclamgiau.vn





6 bài học kinh doanh của người mẫu Mỹ - NINB Group

Rời sàn diễn thời trang với vai trò người mẫu, Lisa Song Sutton chuyển sang kinh doanh bất động sản.
Rời sàn diễn thời trang với vai trò người mẫu, Lisa Song Sutton chuyển sang kinh doanh bất động sản.

Hiện Lisa sở hữu lượng lớn cổ phần trong một số doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bất động sản, bán lẻ và thực phẩm giải khát tại Mỹ.

10 năm trong ngành công nghiệp thời trang mang đến cho Lisa rất nhiều cơ hội phát triển bản thân và kinh nghiệm trong kinh doanh.

Chia sẻ trên tờ Forbes, Lisa cho biết: "Tôi đã gặp và làm việc với những cá nhân đặc biệt mà trước đây tôi chưa từng được tương tác, và một trong số đó đang trở thành đối tác và là bạn thân của tôi hiện tại.

Tôi cũng học được những kỹ năng cần thiết trong kinh doanh bằng cách quan sát các chuyên gia marketing làm việc để đưa thương hiệu của tôi ra thế giới, những chuyên gia quan hệ công chúng. Hơn hết, tôi hiểu rõ rằng sức mạnh chỉ đến từ sự tự tin vững chắc ở sâu bên trong mỗi cá nhân".

Lisa chia sẻ những bài học về kinh doanh mà nghề người mẫu đã "dạy" cho cô như sau:

catwal1

Lisa Song Sutton

1. Ngành nào cũng "nhỏ"

Bất kể bạn quan niệm về ngành bạn đang kinh doanh như thế nào thì thực tế là nó rất nhỏ. Thậm chí trong thế giới phẳng hiện này thì nó càng nhỏ hơn. Điều này cũng đúng với ngành công nghiệp người mẫu.

Những nhiếp ảnh gia hàng đầu, những nghệ sĩ trang điểm có khả năng thực hiện những bộ ảnh cho các tạp chí hàng đầu thì số lượng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Và họ đều biết nhau rất rõ.

Điều này tương tự với những lĩnh vực kinh doanh khác như bán lẻ, bất động sản, thực phẩm... Những cá nhân nổi bật đều quen biết và chia sẻ thông tin với nhau. Vì vậy khi làm việc với bất cứ ai, bạn cũng phải hết sức cẩn trọng nếu không muốn vô tình chứng minh cho những lời đồn thổi gây hại cho hình ảnh của doanh nghiệp.

2. Xác định thị trường phù hợp

Khi lần đầu đặt chân đến bãi biển Miami, tôi đã choáng bởi sự xuất hiện của rất nhiều người mẫu chuyên nghiệp. Điều này buộc tôi phải suy nghĩ lại việc định vị thương hiệu của bản thân: phong cách của tôi là gì? tôi sẽ xuất hiện trên sàn diễn thời trang, quảng cáo TV hay tạp chí?

Nguyên tắc này về sau tôi tiếp tục ứng dụng trong sản xuất sản phẩm của công ty. Thỉnh thoảng, thị trường sẽ cho bạn biết chính xác điều nó còn thiếu. Khi đối tác kinh doanh Dannielle và tôi khởi nghiệp với tiệm bánh Cupcakes Sin City, chúng tôi đã nghiên cứu và nhận ra rằng, cùng thời điểm có hơn 11 tiệm bánh ngọt ở Las Vegas chuyên về cupcakes, nhưng chỉ có 1 tiệm là cung cấp bánh cupcake nhân rượu.

Xác định thị trường ngách giúp chúng tôi lấp đầy được nhu cầu thị trường và gia tăng cơ hội kinh doanh.

3. Tinh thần hợp tác

Một vài kỷ niệm làm người mẫu đáng nhớ của tôi là khi tôi hợp tác với một doanh nghiệp kinh doanh rượu. Bất kể là ở tuần lễ Key West Bike hay Miami Beach Polo, những sự kiện này là cơ hội tốt để tôi giới thiệu bản thân với những doanh nghiệp rượu khác.

Sau này khi khởi nghiệp riêng, một lần nữa tôi đã cùng phối hợp với đối tác My Elite Homes U.S để cùng giới thiệu cả hai thương hiệu đến khách hàng lớn là Lamborghini.

Bài học tôi nhận ra là việc hợp tác sẽ mang đến sức mạnh lớn hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời mang lại lợi ích cho cả hai bên.

4. Thống nhất thương hiệu cá nhân với sản phẩm

Tôi luôn xem người mẫu là một nghề thực sự. Tôi đến các buổi chụp hình đúng giờ với thân hình, mái tóc, trang điểm đều đã sẵn sàng cho buổi chụp ảnh. Điều này đã giúp các đơn vị quảng cáo tin tưởng tôi.

Tương tự trong kinh doanh, bạn cần phải chỉnh chu khi bước ra khỏi nhà. Bạn sẽ không bao giờ biết được người đang ngồi cạnh bạn trong rạp chiếu phim hay quán café có thể liên quan đến đối tác kinh doanh hay khách hàng của bạn trong tương lai không. Vì vậy, bạn cần chăm chút cho vẻ ngoài cũng như phong thái ứng xử của mình tương xứng với những thông điệp mà sản phẩm bạn hướng đến.


5. Duy trì sự chuyên nghiệp trên internet

Sự phát triển của công nghệ thông tin đưa đến tay mỗi cá nhân tài khoản của vài mạng xã hội nhất định. Là doanh nhân, bạn cần quan tâm đến cả hình ảnh bạn thể hiện trên tài khoản mạng xã hội của mình.

Khi tôi mới đặt chân vào giới người mẫu, tôi đã cần đến một công ty chuyên xây dựng thương hiệu lên kế hoạch tạo dựng hình ảnh của tôi trên cộng đồng mạng. Kết quả là những hình ảnh tích cực tôi tạo ra tại đây đã mang về những đơn đặt hàng chụp ảnh thích hợp. Đây là lúc tôi cảm nhận mạnh mẽ một chiến lược xây dựng hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội quan trọng thế nào.

LÂM NGHI/DNSG

Những nguyên tắc để thu hút và giữ khách hàng - NINB Group

"How to Become a Rainmaker: The Rules for Getting and Keeping Customers and Clients"
"How to Become a Rainmaker: The Rules for Getting and Keeping Customers and Clients"
- dịch sát nghĩa là "Làm sao trở thành người đem nhiều tiền về cho công ty: Những nguyên tắcđể thu hút và giữ khách hàng" - là một cuốn sách thực hành, viết chi tiết về tiêu chí, phẩm chất của người bán hàng xuất sắc và cách để trở thành người bán hàng xuất sắc.
Sách cũng nói về cách mà người bán hàng xuất sắc thực hiện để tối đa hóa hiệu quả của việc bán hàng.
Tác giả Jeffrey J.Fox là người sáng lập Fox & Co., một công ty chuyên tư vấn về marketing cókhách hàng ở hơn 60 ngành kinh doanh khác nhau. Ông cũng là tác giả của cuốn "How to Become CEO" và một số sách bán chạy khác.
Nội dung chính
Người tạo mưa
Để thành công trong bán hàng, chúng ta không thể chỉ đạt mức tốt, mà chúng ta phải vượt xa mức trung bình và phải trở thành  một Rainmaker.
Từ Rainmaker dịch theo nghĩa đen là "Người tạo mưa", dịch theo nghĩa bóng trong trường hợp này là người bán hàng xuất sắc.
Tiền của khách hàng là mưa. Những người đưa tiền về cho doanh nghiệp của mình được ví là Người tạo mưa – một thuật ngữ đã được sử dụng nhiều năm trong các ngành pháp lý, kế toán, tư vấn, ngân hàng, đầu tư, quảng cáo...
Người tạo mưa – hay người đưa tiền về cho doanh nghiệp có thể là chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, hay nhiều vị trí khác..., nhưng thông dụng nhất vẫn là những nhân viên bán hàng. Vì vậy, Rainmaker chính là những người bán hàng xuất sắc.
Những người bán hàng xuất sắc đã có công biến việc bán hàng trở thành một nghệ thuật, và đưa nghệ thuật đó lên đỉnh cao.
Không chỉ đem về doanh số nhiều nhất cho doanh nghiệp, những người bán hàng xuất sắc còn là người có thu nhập cao nhất và được tôn trọng nhất trong doanh nghiệp.
Khác với suy nghĩ thông thường cho rằng những người bán hàng xuất sắc là do "trời định" – năng khiếu bẩm sinh; sự thật là bất kỳ ai nếu cố gắng đúng mức cũng có thể trở thành người bán hàng xuất sắc trong ngành kinh doanh của mình.
Tiêu chí, phẩm chất của người bán hàng xuất sắc
- Luôn trân trọng, quý mến khách hàng.
- Đối xử với khách hàng như đối với người bạn thân nhất của mình.
- Lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng.
- Đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Làm cho khách hàng biết được giá của sản phẩm và cả giá trị, lợi ích được quy ra thành tiền mà sản phẩm mang lại.
- Cung cấp sản phẩm vào đúng lúc khách hàng mong muốn.
- Luôn cố gắng mang lại cho khách hàng nhiều hơn mức họ mong đợi.
- Cảm ơn khách hàng một cách chân thành.
- Đề nghị được tiếp tục phục vụ cho khách hàng.
Để trở thành người bán hàng xuất sắc, chúng ta phải:
- Luôn trả lời được câu hỏi: "Tại sao khách hàng này cần sản phẩm/dịch vụ của công ty tôi?". Câu trả lời phải thể hiện rõ sản phẩm có thể giải quyết những vấn đề của khách hàng như thế nào, giá trị lợi ích kinh tế mà sản phẩm đem lại cho khách hàng là gì.
- Tuân thủ luật đầu tiên về marketing: "Đối xử với khách hàng như với chính bản thân mình", và luôn tự đóng vai khách hàng để chắc chắn rằng khách hàng không bị mua mắc, không bị phục vụ kém, không bị thất hứa... Hãy đem tới cho khách hàng giải pháp hơn cả sự mong đợi của họ.
- Luôn tâm niệm rằng khách hàng không quan tâm đến những vấn đề của người bán hàng xuất sắc hay công ty của người bán hàng xuất sắc. Điều duy nhất họ quan tâm là bản thân họ và những vấn đề của họ. Người bán hàng cần lắng nghe khách hàng và xác định cách giải quyết vấn đề của khách hàng.
- Luôn lên kế hoạch, chuẩn bị kỹ mọi thứ trước khi trình bày bán hàng. Người bán hàng cần phải chuẩn bị trước: mục tiêu cụ thể của việc bán hàng, các câu hỏi để tìm hiểu khám phá nhu cầu của khách hàng, những công cụ hỗ trợ bán hàng, sự khác biệt, ưu điểm và những lợi ích nổi bật mà sản phẩm đem lại cho khách hàng, các con số sử dụng phương pháp quy đổi lợi ích, giá trị thành tiền, bảng phân tích lợi nhuận trên vốn đầu tư, kế hoạch giải đáp những lý do từ chối, cách giúp khách hàng bớt lo ngại, chiến lược kết thúc bán hàng, và dự kiến những bất ngờ.
- Tuy vậy, người bán hàng xuất sắc phải linh động ứng xử theo tình huống chứ không quá phụ thuộc vào những kế hoạch đã chuẩn bị.
- Tập trung vào những con cá lớn – những khách hàng lớn, doanh số cao.
- Trình bày cho khách hàng biết lợi ích, giá trị đo bằng tiền của sản phẩm/dịch vụ. Người bán hàng xuất sắc phải biết tính cho khách lợi ích bằng tiền nếu họ mua sản phẩm, và cũng tính chokhách hàng những thiệt hại nếu họ không mua.
Người bán hàng xuất sắc thực hiện việc bán hàng như thế nào?
- Không được viện dẫn bất cứ lý do gì cho việc bán hàng không thành công, ngay cả "động đất cũng không được tính là lý do". Điều duy nhất quan trọng đối với người bán hàng xuất sắc là có bán được hàng hay không.
- Khi đặt hẹn qua điện thoại, người bán hàng xuất sắc không bao giờ hỏi khách hàng những câu có thể đưa đến câu rả lời "không". Chẳng hạn, thay vì hỏi "chúng ta có thể gặp nhau không?", người bán hàng xuất sắc liên tục đưa ra những đề nghị về thời gian hẹn cho đến khi khách hàngđồng ý.
- Khi gặp khách hàng tại nhà hàng hay quán cà phê, người bán hàng xuất sắc luôn chọn cho mình chỗ ngồi "bận rộn" hơn và để khách hàng ngồi vào nơi ít bị xao lãng để có thể tập trung vào việc trình bày của người bán hàng.
- Khi ăn tiệc với khách hàng, người bán hàng xuất sắc không nên quá chú tâm thưởng thức món ăn, mà nên quan tâm đến khách hàng.
- Để khách hàng cùng tham gia vào chuỗi thỏa thuận và cam kết một cách tích cực – điều kiện quan trọng để hoàn thành việc bán hàng, người bán hàng xuất sắc đề nghị khách hàng xem xét bản phân tích tình hình của khách hàng và những gì người bán hàng xuất sắc cung cấp. Sau đó, người bán hàng xuất sắc sẽ hỏi khách hàng liệu phân tích này có hợp lý không. Khi khách hàngxác nhận việc phân tích hợp lý, bạn đã thành công loại bỏ sự chần chừ của những khách hànglảng tránh việc ra quyết định.
- Người bán hàng xuất sắc biến ý kiến phản đối của khách hàng thành mục tiêu bán hàng. Khách hàng luôn có những vấn đề quan tâm cần phải được giải quyết, và họ thể hiện những vấn đề này thành ý kiến phản đối. Người bán hàng xuất sắc không né tránh những ý kiến phản đối này. Trái lại, họ khuyến khích chúng, vì lý do đơn giản là họ sẽ không bán được hàng cho đến khi mọi quan tâm dù rất nhỏ của khách hàng được giải quyết.
- Người bán hàng xuất sắc luôn tìm kiếm những cơ hội bán hàng mới. Khách hàng hiện tại là những người có thể giúp cho họ nhiều nhất. Khách hàng đã dùng sản phẩm/dịch vụ và dành tình cảm nhất định cho người bán hàng xuất sắc và công ty. Việc họ giới thiệu khách hàng tiềm năng là rất quan trọng đối với sự thành công của người bán hàng xuất sắc.
- Người bán hàng xuất sắc luôn đối xử với mọi người như đối xử với khách hàng, vì bất cứ người nào cũng có thể sẽ trở thành khách hàng, bất cứ người nào cũng có thể giúp đỡ hay gây tổn hại đến công việc kinh doanh của bạn. Người bán hàng xuất sắc luôn gọi lại mọi cuộc gọi nhỡ, và luôn sẵn sàng tiếp chuyện, không bao giờ "bận họp"khi khách hàng gọi đến.
- Người bán hàng xuất sắc nhạy bén trong việc nắm bắt tín hiệu mua hàng từ khách hàng, ví dụ như mỉm cười, quan tâm đến điều khoản hợp đồng, đồng ý hẹn gặp...
- Người bán hàng xuất sắc luôn biết bán điểm khác biệt của sản phẩm của mình. Khách hàng đã mua hàng hay đang được chào hàng từ công ty khác, làm sao để họ thay đổi ý kiến và quan tâm đến sản phẩm của mình? Sự khác biệt của sản phẩm sẽ giúp người bán hàng xuất sắc làm được điều này.
- Người bán hàng xuất sắc luôn trả lời mọi cuộc điện thoại từ người gọi. Điều này chứng tỏ chúng ta quan tâm và tôn trọng người gọi. Người bán hàng xuất sắc cũng thường xuyên liên lạc với khách hàng bằng cách nhắn tin.
- Người bán hàng xuất sắc lên kế hoạch một cách thực tế và tận dụng thời gian của mình một cách hiệu quả. Kế hoạch cần xác định được với thời gian đang có, mình sẽ thực hiện được bao nhiêu lần trình bày bán hàng, và ưu tiên những khách hàng lớn và có tiềm năng nhất.

Tác giả Jeffrey J.Fox
Để tối đa hóa kết quả bán hàng, người bán hàng xuất sắc cần:
- Không quá tin vào hiệu quả của việc tối ưu hóa thời gian và quản lý khu vực bán hàng. Thay vì tiếp xúc với tất cả khách hàng tiềm năng có thể có trong khu vực, người bán hàng xuất sắc tập trung thời gian vào những khách hàng có nhiều tiềm năng, khách hàng có doanh số lớn hơn.
- Luôn kiểm tra mọi chi tiết để đảm bảo sự giới thiệu sản phẩm ra công chúng sẽ không có những lỗi bất ngờ.
- Đôi khi hãy tỏ ra "ngờ nghệch". Khách hàng muốn bạn đặt câu hỏi để họ có thể trả lời và cho bạn biết về nhu cầu của họ. Than phiền lớn nhất của khách hàng là những nhân viên bán hàng hỏi quá ít. Bạn hãy hỏi nhiều hơn. Việc này có thể làm bạn có vẻ ngờ nghệch, nhưng cũng sẽ đem đến thành công cho bạn.
- Phân tích cho khách hàng thấy lợi ích thu về trên vốn đầu tư từ việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Đây luôn là một công cụ bán hàng hiệu quả.
- Người bán hàng xuất sắc luôn kết bạn chứ không tạo kẻ thù. Mọi người đều có mối quan hệ liên quan. Bất kỳ ai cũng có thể có mối quan hệ liên quan đến khách hàng tiềm năng của bạn.
- Tập trung cao độ trong những cuộc gặp gỡ với khách hàng. Đối với người bán hàng xuất sắc,khách hàng chính là vua và cuộc gặp bán hàng cũng như buổi thiết triều. Công việc của bạn là phải lắng nghe một cách chủ động và tinh tế để nắm bắt được những điều khách hàng nói ra và cả những điều khách hàng không nói ra, tất cả những mong muốn và những điều họ không thích. Từ đó bạn sẽ hiểu thực chất vấn đề và nhận diện đúng nhu cầu thực sự của khách hàng.
- Hãy chân thành với khách hàng. Đừng lãng phí thời gian bán hàng quý giá để nói những câu chuyện phụ mà bạn không quan tâm. Cũng không cần phải mất nhiều thời gian để "phá băng", tạo sự thân mật. Khách hàng biết rõ bạn và mục đích cuộc gặp của bạn. Chỉ tỏ ra thân thiện vào cuối buổi bán hàng, nếu có thời gian.
- Hạn chế đến mức tối đa việc gặp khách hàng lạ mà không hẹn trước. Trừ một vài trường hợp đặc biệt như đã đặt hẹn và bị hủy, hẹn gặp nhiều lần không được, bạn không nên đến gặp một cách đường đột. Không khách hàng nào thích điều này và thường nó không hiệu quả.
- Trình bày bán hàng quan trọng, nhưng khâu kết thúc còn quan trọng hơn gấp nhiều lần. Người bán hàng phải nắm vững kỹ năng trình bày sản phẩm và kỹ năng giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng.
- Biết cách đáp ứng nhiều hơn mong đợi của khách hàng.
- Biết sử dụng câu hỏi thông minh: "Chúng tôi rất sẵn lòng trình bày về các tính năng của sản phẩm. Nếu buổi trình bày thành công, liệu có điều gì khác ngăn cản quý khách hàng mua hàng từ chúng tôi?", "Liệu có còn điều gì khác ngăn cản ông mua hàng từ chúng tôi?"...
- Lựa chọn trang phục thích hợp khi gặp khách hàng.
- Khi thích hợp, hãy hỏi khách hàng: "Tại sao không thử?".
DNSG ONLINE